Thầy mo cùng đoàn rước kiệu Quốc mẫu Hoàng Bà về vui hội.
(HBĐT) - Ngày 15/2 (tức ngày 8 Tết), huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ hội khai hạ Mường Bi và liên hoan Chiêng năm 2016. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo Huyện uỷ, UBND các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.
Lễ hội Khai hạ Mường Bi hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng được tổ chức ngay sau Tết nguyên đán. Đây là lễ hội dân gian, mang đậm dấu của nền văn minh Việt cổ, là hoạt động văn hoá tín ngưỡng không thể thiếu của Mường Bi. Lễ hội còn là dịp để người dân Mường tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; là nơi để con người cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển và còn là nơi gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.
Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2016 gắn với liên hoan Chiêng huyện Tân Lạc hướng tưới lễ hội Cồng Chiêng tỉnh Hoà Bình lần thứ 2 diễn ra vào dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hoà Bình và 25 năm tái lập tỉnh. Lễ hội gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm tại miếu thờ xóm Luỹ với nghi lễ cúng Thành Hoàng là Quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Sau khi thầy mo làm nghi lễ, đám rước kiệu gồm hơn 40 người đi đầu là dàn cò ke ống sáo, tiếp theo là đoàn cồng chiêng, đoàn cờ, đoàn tế, các cụ cao niên và nhân dân rước Quốc mẫu Hoàng Bà ra sân vận động xã để vui hội. Khác với mọi năm, lễ hội Khai hạ năm nay còn có thêm phần Mo Chiêng, Dấng Chiêng và hoà tấu Chiêng của 300 nghệ nhân đến từ 24 xã, thị trấn. Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian, trình diễn trang phục dân tộc và giới thiệu các món ăn ẩm thực của người Mường.
Màn diễn xướng gọi hồn Chiêng (còn gọi là dấng Chiêng) do nghệ nhân Bùi Văn Ểu thực hiện .
Màn hoà tấu Chiêng của 300 nghệ nhân đến từ các xã, thị trấn trong huyện.
Phần thi đấu bóng chuyền luôn thu hút đông đảo người dân đến xem và cổ vũ
Đỗ Hà
(HBĐT) - Trong nhwngx năm qua, LLVT tỉnh tích cực hưởng ứng CVĐ "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" bằng những việc làm thiết thực với đời sống của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh.
(HBĐT) - Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt
(HBĐT) - Theo quy định, năm nay kỳ nghỉ Tết nguyên đán Bính Thân kéo dài 9 ngày, từ 28 tết đến ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch. Trong những ngày đầu năm mới, thời tiết trên địa bàn tỉnh khá đẹp, nắng ấm, nhiệt độ tăng, thời tiết lý tuởng để người dân du xuân.
(HBĐT) - Hoà chung không khí tưng bừng cả nuớc đón chào tết nguyên đán Bính Thân 2016, đông đảo người dân thành phố Hoà Bình đã đổ ra đường để cùng nhau chứng kiến thời khắc chuyển giao sang năm mới ...
(HBĐT) - Những ngày áp Tết, khi đầu ngõ nụ đào đã phớt hồng, đường phố trang hoàng rực rỡ chuẩn bị đón chào xuân mới, gác lại bộn bề công việc, cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Hòa Bình đến thăm hỏi, tặng quà, mừng tuổi mẹ Việt Nam anh hùng Đào Thị Đan ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).
(HBĐT) - “Mối quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đặc biệt sâu sắc, toàn diện, trong lịch sử ngoại giao thế giới chưa từng có tiền lệ. Đó là mối quan hệ “cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển”. Trong mối quan hệ đặc biệt đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn góp công sức vun đắp tình hữu nghị thắm thiết này”-Đó chính là lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chummaly Xaynhaxỏn nói về mối quan hệ Việt Nam - Lào khi sang thăm tỉnh Hòa Bình ghi trong cuốn sổ truyền thống tại Khu di tích tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào.