CCB Phan Tấn Thành, xóm Mỏ, xã Dân Hạ (người ngoài cùng bên phải) giới thiệu với lãnh đạo và hội viên CCB huyện Kỳ Sơn về hệ thống các công trình chuồng trại chăn nuôi lợn của gia đình.

CCB Phan Tấn Thành, xóm Mỏ, xã Dân Hạ (người ngoài cùng bên phải) giới thiệu với lãnh đạo và hội viên CCB huyện Kỳ Sơn về hệ thống các công trình chuồng trại chăn nuôi lợn của gia đình.

(HBĐT) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng với những người lính Cụ Hồ năm xưa, khúc quân hành vẫn vang lên rộn rã trên mặt trận mới - mặt trận xóa đói - giảm nghèo, chung tay xây dựng NTM... Trong tiết xuân ấm áp của những ngày đầu năm mới Bính Thân, chúng tôi đã có dịp đến thăm những CCB đã và đang ra sức phát huy phẩm chất, truyền thống anh bộ Cụ Hồ hăng say chiến đấu trên mặt trận mới, từng bước xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp, góp phần tô điểm thêm những trang sử hào hùng trên quê hương Hoà Bình.

 

Như bao thanh niên trai tráng khác, năm 1971, CCB Bùi Văn Quang ở xóm Quáng Giữa, xã Đông Phong (Cao Phong) vừa tròn 18 tuổi đã tham gia cách mạng, chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Năm 1976, ông xuất ngũ trở về lập gia đình và tiếp tục chiến đấu trên mặt trận mới - mặt trận chống đói nghèo. Trong những năm đầu lập gia đình, ông gặp không ít khó khăn khi vợ thường xuyên đau ốm, các con nhỏ, mọi công việc to đều một tay ông lo liệu. Lúc này, cuộc sống gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của xóm nhưng với bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ, ông đã quyết chí làm giàu trên quê hương. Năm 2000, ông đã mạnh dạn vay 6 triệu đồng của NHNN&PTNT huyện để đầu tư trồng màu kết hợp nuôi bò, lợn. Sau nhiều năm làm kinh tế, nhận thấy thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây ăn quả, nhất là cây cam. Năm 2011, ông bắt đầu thử nghiệm trồng cam. Khi cam phát triển tốt, ông mở dần diện tích trồng hơn 300 gốc Canh và đi học hỏi từ những hộ trồng cam có  kinh nghiệm ở các vùng khác. Từ đó đến nay, gia đình ông ăn nên, làm ra nhờ biết cách chăm sóc và ứng dụng có hiệu quả tiến bộ KHKT nên cam luôn bán được giá cao, nhờ vậy, kinh tế gia đình ông ngày càng khá hơn, mỗi năm, gia đình ông có tổng thu nhập sau khi trừ chi phí đạt khoảng gần 300 triệu đồng.

 

Khác với mô hình kinh tế của ông Quang, trang trại chăn nuôi lợn giống của CCB Phan Tấn Thành ở xóm Mỏ, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được đánh giá có quy mô lớn và quy trình chăn nuôi hiện đại thuộc tốp đầu của tỉnh. Đưa chúng tôi tham quan trang trại, CCB Phan Tấn Thành tâm sự: “ở vùng gò đồi này thuận tiện chăn nuôi vì gần quốc lộ lại xa KDC nên công tác phòng dịch bệnh rất tốt”. Trang trại được đầu tư mở rộng quy mô lớn với hệ thống các công trình: chuồng trại chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, nhà điều hành, nhà cách ly, nhà chế tinh, nhà cho lợn nái mang thai và công trình phụ trợ khác với tổng diện tích gần 1.000 m2. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lên đến 6 tỷ đồng với quy mô trên 5.000 con lợn nái và 700 - 800 con lợn giống. Mô hình trang trại lợn giống của CCB mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 7.000 - 8.000 con tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động với mức lương bình  quân 5,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu mỗi năm trừ chi phí, gia đình CCB thu về hàng tỷ đồng.

 

Với CCB Đinh Văn Lành ở xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), sau khi xuất ngũ trở về,   ông bắt tay vào sản xuất nông nghiệp gắn bó với trồng rừng và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Sau khi tích lũy được vốn, ông Lành mở rộng quy mô chăn nuôi thêm bò và ba ba, đồng thời tận dụng các khoảng đất trống trồng thêm cỏ để cung cấp dinh dưỡng cho bò. Hiện nay, mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình có trên 10 ha rừng trồng keo làm nguyên liệu, gần 300 con ba ba thịt, hơn 10 con bò sinh sản và hàng trăm con gia cầm các loại. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình cũng thu nhập trên 100 triệu đồng. Để có được kết quả đó, gia đình ông đã trải qua không ít khó khăn trong phát triển đàn gia súc, gia cầm sinh sản, làm các nghề phụ để phục vụ chăn nuôi, từng bước mở rộng diện tích trồng keo làm nguyên liệu... Để vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu và để có được hiệu quả kinh tế như hôm nay, CCB Đinh Văn Lành luôn khẳng định rằng, chính sự kiên trì được rèn luyện trong quân ngũ, nhất là niềm tự hào của một người lính luôn thôi thúc ông phải xây dựng thành công trang trại và dù khó khăn đến mấy ông cũng không bỏ cuộc. Những năm đầu, 2 vợ chồng phải đảm nhiệm hầu hết các công việc, từ việc học hỏi quy trình kỹ thuật trồng cây đến chăm sóc cây, tự đào ao, đắp bờ thả cá, nuôi vịt... Có nhiều lúc tưởng như thất bại muốn bỏ cuộc nhưng tôi đã quyết tâm thực hiện bằng được với suy nghĩ “Mình là người lính đã từng xông pha nơi chiến trường, chẳng lẽ lại cam chịu đói nghèo mãi nên tôi quyết tâm phải vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, khẳng định ý chí, bản lĩnh của bộ đội Cụ Hồ trên “mặt trận” mới.

 

 Đó chỉ là 3 trong nhiều gương mặt CCB tiêu biểu vươn lên phát triển kinh tế, XĐ-GN của tỉnh. Còn nhiều gương phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương, tất cả đều có điểm chung là từ tay trắng lập nghiệp. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, không ngại khó, ngại khổ, những CCB hôm nay đang tô thắm thêm trang sử hào hùng của người lính Cụ Hồ, chung tay, góp sức vào công cuộc XĐ-GN, phát triển kinh tế. Chia tay các CCB, trong lòng chúng tôi thật cảm phục và giữ mãi hình ảnh đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ. Trong những năm tháng chiến tranh, họ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân để bảo vệ Tổ quốc, giờ đây, trở về với cuộc sống đời thường họ cũng là những tấm gương thật sáng, thật trong để lớp trẻ soi vào.

 

                                                                               

                                                                          Hoàng Huy

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Hoàng Văn Đức, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy thông báo kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất giới thiệu người ứng cử ĐBQH và HĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021

(HBĐT) - Ngày 16/2, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021. Dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh; Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo MTTQ, Thường trực HĐND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, MTTQ các huyện, thành phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Lễ hội Khai hạ Mường Bi và liên hoan Chiêng huyện Tân Lạc năm 2016

(HBĐT) - Ngày 15/2 (tức ngày 8 Tết), huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ hội khai hạ Mường Bi và liên hoan Chiêng năm 2016. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo Huyện uỷ, UBND các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.

Du lịch cộng đồng - khám phá bản sắc văn hóa dân tộc tại Mường Ải

(HBĐT) - Khi sắc xuân ngợp trong đất trời, chúng tôi có dịp cùng đoàn khách du lịch đến thăm quan, khám phá bản sắc văn hóa dân tộc tại Mường Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Nơi được biết đến là làng Mường cổ nhất của tỉnh Hòa Bình còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa dân tộc độc đáo. Đặc biệt, Mường Ải đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng từ năm 2014. Sự kiện này đã mở ra cơ hội để người dân Mường Ải và vùng Mường Bi tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo...

Lãnh đạo tỉnh dự lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 13/2 (tức mùng 6 Tết) tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, huyện Cao Phong đã tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Bính Thân 2016 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tham dự Tết trồng cây năm nay có các đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo huyện Cao Phong.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy dự buổi gặp mặt đầu xuân cùng cán bộ, hội viên CLB Hưu trí tỉnh

(HBĐT) - Trong không khí tưng bừng đón chào xuân mới, ngày 12/2 (tức mồng 5 Tết Bính Thân), CLB Hưu trí tỉnh đã tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân để động viên tinh thần cán bộ, hội viên CLB. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo Hội Người cao tuổi tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Công an tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình… đã dự và chia vui với cán bộ, hội viên CLB Hưu trí tỉnh.

Giữ Tết nhà qua những cuốp đồ xôi...

(HB ĐT)- "Cơm đồ nhà gác, nước vác lợn thui, ngày lui tháng tới" là câu tục ngữ khái quát về đời sống của người Mường. Tuy nhiên, giữa nhịp sống hiện đại, những giá trị truyền thống đó đang ngày càng mai một đi. Giữa những trăn trở ấy, chúng tôi được biết đến câu chuyện về một số hộ dân ở xã Bình Cảng ( Lạc Sơn) bao năm nay vẫn duy trì nghề là cuốp "chõ đồ xôi" mỗi độ Tết đến xuân về. Một việc làm vừa đem lại thu nhập vừa góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục