Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
(HBĐT) - Đất nước ta đầu thế kỷ XX chìm trong đêm dài nô lệ, nhân dân ta nghèo đói, lầm than dưới ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến.
Trong hoàn cảnh đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời bục giảng, gấp lại những trang giáo án đầy nhiệt huyết, hàng ngày truyền thụ kiến thức và lòng yêu nước cho bọn trẻ ở trường Dục Thanh, thị xã Phan Thiết. Người đi về phương
Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ, khâm phục những nhà cách mạng thế hệ đi trước như: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng với tư duy của người trẻ, anh không tán thành đường lối cứu nước của các vị.
Nguyễn Tất Thànhquyết định sang phương Tây, tìm một con đường cứu nước. Từ suy nghĩ đi đến một quyết định có ý nghĩa lịch sử hoàn toàn mới, thế hệ một tư duy độc lập, sáng tạo. Trong thực tiễn của hoàn cảnh lúc bấy giờ, quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp, một nước đang lớn tiếng “mẫu quốc” khai hóa văn minh bảo hộ nhược tiểu là một quyết định mạnh dạn, táo bạo. Quyết định đó đã làm rạng ngời lịhc sử cách mạng Việt
Theo Người, nước lớn tiếng đang có những tuyên ngôn “tự do, bác ái, bình đẳng”, “quyết đến bước Pháp để xem cho rõ, biết do tường sau khi xem xét học làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
Ngày 5/6/1911, tại bến Nhà rồng trên bến cảng Sài Gòn, anh thanh niên với danh xưng Văn Ba được nhận làm chân phụ bếp trên tàu Latuse Torévin.
Một sáng mùa hè 5/6/1911, con tàu nhổ neo. Thế là... Từ đó, Người đi những bước đầu:
“Lênh đênh bốn biển một con tàu
Cuộc đời sóng gió, trong than bụi
(Tố Hữu - theo chân Bác)
Đến nước Pháp, Người vừa làm, vừa học vất vả để nuôi thân và để hoạt động trên đất khách quê người, lòng Người:
“... Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn
Một hòn gạch nóng nung nung tâm huyết
Mẩu bánh nữa con nuôi chí bền”...
(Tố Hữu)
30 năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã đi qua nhiều nước khác nhau ở các đại lục âu, á, Phi, Mỹ đã lăn lộn với nhiều nghề khác nhau. Nhờ đó, Người đã hiểu rằng ở đâu, bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu, người lao động cũng bị áp bức, bóc lột đòn roi. Cuộc đời bôn ba của Người tìm đường đi cho dân tọc thật gian nan, dù phải lênh đênh trên những con tàu mã thao thức nghĩ về Tổ quốc quê hương:
“Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới con tàu, đâu phải sóng quê hương”.
(Chế Lan Viên)
Vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng cuối năm 1947, Người lại từ nước Anh trở về nước Pháp. Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc gửi tới hội nghị Versaimes ở Pháp bản yêu sách của nhân dân Việt
Một quyết định làm rạng ngời lịch sử đưa Người đến phương Tây. Trên đất Pháp năm 1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản Luận cương về vấn đề thuộc địa của Lênin. Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, là con đường giải phóng chúng ta. (2)
Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước. Người khẳng định “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động thế giới khỏi ách nô lệ”.(3)
Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân, Nguyễn Aựi Quốc đã gặp được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ là một người yêu nước nhiệt thành, Hồ Chí Minh trên đường đi tìm đường cứu nước đã trở thành một chiến sĩ cách mạng tiên phong, trở thành người cộng sản. Kết quả của những năm tháng thực tiễn hoạt động và sự tiếp nhận lý luận ban đầu càng làm sáng tỏ hơn con đường cứu dân, cứu nước mà Người đã bao năm bôn ba hoạt động để đi đến một quyết định không kém phần quan trọng là đưa cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng của Lênin.
Ngày ra đi 5/6/1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi trên chiếc tàu Latusơ - Tôrêvin trên bến Nhà Rồng - quyết định đó đã làm rạng ngời lịch sử của cách mạng Việt Nam. Từ người bồi tàu anh Ba đến người chiến sĩ cách mạng Nguyễn ái Quốc và trở thành lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc - Hồ Chí Minh.
Sau 30 năm bôn ba khắp bốn phương, ngày 8/2/1941, Bác Hồ trở về. Nhà thơ Tố Hữu đã có những câu thơ thật náo nức.
“Ôi sáng nay xuân 41.../ Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/ Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi...”
Người trở về, đặt chân lên mảnh đất Cao Bằng hoạt động trong những ngày đầu lúực ở lán Nà Lừa, lúc vào hang Pắc Bó. Như vậy, ngày ra đi Người ở tuổi 21, trải qua 30 năm khi trở về, Người đã ở tuổi 51, lúc đi tóc hãy còn xanh nay về tóc đã điểm bạc.
Trải qua 105 năm, hơn một thế kỷ, bến Nhà Rồng mãi là một chứng tích lịch sử rực rỡ với thời gian. Nhân dân ta luôn tự hào về Bác, vị lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có một quyết định rạng ngời lịch sử, một tư duy độc lập sáng tạo trên con đường “tìm đường cứu nước”. Quyết định đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác đã đưa Tổ quốc Việt
Ghi chú:
(1) Hồ Chí Minh tập I, trang 41
(2,3) Hồ Chí Minh tập X, trang 127
Văn Song (T.T.V)
(HBĐT) - Chiều 2/6, đồng chí Đinh Quốc Liêm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy đã chủ trì hội nghị thông báo kết quả kiểm tra thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/5/2012 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCH T.Ư Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN-LP tại Đảng đoàn LĐLĐT. Tham dự có lãnh đạo, chuyên viên Ban Nội chính Tỉnh ủy; UBKT Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (1-2/6) đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thăm và làm việc với lãnh tỉnh Quảng Ninh. Cùng đi có các đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở KH-ĐT, Tài chính, Nội vụ và Văn phòng Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch của BTV Tỉnh ủy, sáng 2/6, đoàn công tác của Tỉnh ủy đã kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/5/2012 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, BCH T.Ư Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí (PCTN-LP) tại Đảng bộ Công ty CP MTĐT Hòa Bình. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo và chuyên viên các phòng nghiệp vụ của Ban Nội chính Tỉnh ủy; UBKT Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy; đại diện Thành ủy Hòa Bình
(HBĐT) - Ngày 2/6, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra hiện trường khu vực dự kiến giải phóng mặt bằng KCN Mông Hóa và đường vào CCN Trung Mường, xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các Sở Xây dựng, TN&MT, GTVT, Ban quản lý các KCN, Văn phòng UBND tỉnh và huyện Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/ 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, ngay từ đầu năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quan trọng để chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nước góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao khả năng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nhờ đó, hạ tầng kỹ thuật được khai thác hiệu quả, các phần mềm dùng chung của tỉnh được vận hành và sử dụng thường xuyên, liên tục. Thông qua dịch vụ công trực tuyến đã tạo môi trường làm việc nhanh chóng, hiện đại.
(HBĐT) - Trong những năm qua, dưới hình thức xây dựng mô hình dân vận khéo, huyện Kim Bôi đã từng bước phát huy được lợi thế, tận dụng cơ hội để giúp nhân dân xóa đói - giảm nghèo bền vững.