(HBĐT) - Cao Phong là đất cam. Cam có mặt trên đồng đất Cao Phong từ vài chục năm trước, từng là sản phẩm được xuất sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông âu. Qua nhiều thăng trầm, có lúc cam Cao Phong phải núp bóng sản phẩm cùng loại. Đến nay, khi chất lượng ngày càng được khẳng định, các loại cam khác lại núp bóng cam Cao Phong để dễ tiêu thụ. Sau nhiều nỗ lực, vào cuối năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

 

 

Năm 2016, cam Cao Phong được Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư “Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5” tạo bước đột phá trong định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh. ảnh tại Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 2.

 

Mới đây, cam Cao Phong lọt top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng do Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế tổ chức, tiếp tục mở ra cơ hội cho cam Cao Phong vươn xa. Hành trình phát triển thương hiệu cam, huyện Cao Phong đã chủ động trồng cam an toàn theo hướng VietGap. Nghĩa là sản xuất cam chủ yếu dùng chế phẩm sinh học chăm sóc cây trồng, để cam vừa có giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm khi bán ra thị trường phải không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

 

Huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng nông sản để hộ kinh doanh không trà trộn các mặt hàng cam ngoài vùng vào bán; mở hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cam, đặc biệt là việc lựa chọn giống, cách sử dụng phân bón hợp lý, đúng quy trình. Người dân ngày càng nhận thức tầm quan trọng của sản xuất sạch và bền vững là điều kiện hàng đầu để sản phẩm cam vươn xa trên thị trường. ông Nguyễn Đức Mạnh, thị trấn Cao Phong, một trong những tỷ phú cam cho biết: Người trồng cam đã quan tâm hơn đến nguồn nước, cải tạo đất sạch, chăm sóc, bón phân theo quy trình sản xuất sạch, bền vững, hướng tới mục tiêu đạt tiêu chuẩn VietGap. Vì vậy, chất lượng cam tiếp tục được nâng lên. Cam có vị ngọt, thơm mát và quan trọng là an toàn khi sử dụng.  

 

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong Nguyễn Văn Hiến: Sản xuất VietGap, GlobaGap là hướng đi bền vững cho cam Cao Phong. Đến nay, diện tích cam thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap toàn huyện đạt khoảng 200 ha. Huyện  tích cực tuyên truyền, hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí cũng như giám sát các hộ dân tham gia mô hình VietGap, phấn đấu 100% diện tích sản xuất cam theo mô hình này. Cao Phong đang hoàn thiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký mã số, mã vạch và in bao bì nhãn mác đưa sản phẩm cam có thương hiệu đến tay người tiêu dùng một cách rõ ràng, minh bạch.

 

ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Với lợi thế đặc thù và các chính sách hỗ trợ được thực hiện trong thời gian qua, diện tích cây ăn quả của tỉnh phát triển khá nhanh. Toàn tỉnh có 6.294 ha cây ăn quả có múi, trong đó cam, quýt 4.000 ha, bưởi trên 2.000 ha. Riêng Cao Phong có 1.500 ha cam/2.100 ha cây ăn quả, có hơn 900 ha đi vào kinh doanh, thu nhập đạt 700 triệu đồng/ha.

 

Để quản lý và phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi cần đặc  biệt quan tâm các việc sau: Thứ nhất, phải quản lý tốt các nguồn giống, phát triển các giống cam chủ lực, cân đối các loại giống để giải vụ kéo dài thời gian thu hoạch; tổ chức tốt các vườn ươm, sản xuất các loại giống có chất lượng được chọn lựa, bình tuyển từ các cây đầu dòng. Thứ hai, phải  quản lý tốt quy trình chăm sóc cây từ phân bón đến phòng trừ sâu bệnh, mở rộng diện tích chứng nhận VietGap, tiến tới GlobaGap. Thứ ba, cần có sự tham gia liên kết của doanh nghiệp hỗ trợ phát triển vùng sản xuất trên cơ sở hỗ trợ vật tư, giống, kỹ thuật theo tiêu chuẩn sản xuất an toàn, nhất là chế biến, tiêu thụ sản phẩm, ổn định thị trường. Thứ tư, phải quản lý tốt thương hiệu từ khâu giống, quy trình sản xuất, bảo đảm chất lượng an toàn, đến giá cả thị trường theo hướng gắn nhãn sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến từng hộ; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm. Phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức thông tin thị trường, chế biến sản phẩm tiến tới xuất khẩu, nhất là dự tính trong vòng 5 năm tới, sản lượng cam và cây có múi đạt khoảng 10 vạn tấn cần tính tới phương án nâng cao chất lượng và mở ra hướng xuất khẩu đi các nước trong khu vực và các nước châu âu.

 

                                                                                 Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục