(HBĐT) - Nhiều năm trước cây chanh đào được người dân huyện Cao Phong chọn làm trồng cây “bờ rào”. Bởi cây có giá trị kinh tế không cao, điều kiện chăm sóc đơn giản hơn cây cam, quýt và có nhiều gai. Tuy nhiên, từ vụ chanh năm 2012, giá chanh tăng đột biến bởi quả chanh đào được sử dụng ngâm làm thuốc chữa bệnh. Từ một vài nghìn đồng một kg lên đến 50.000 - 60.000 đồng /kg. Trước hiệu quả kinh tế của cây chanh đào, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích, bỏ ra diện tích lớn để trồng chứ không trồng để làm bờ rào như trước. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng chanh ở Cao Phong cũng như các huyện khác trong tỉnh nhưng diện tích và sản lượng hiện nay không hề nhỏ.

 

Anh Ngô Văn Thắng, khu 1, thị trấn Cao Phong cho biết: Nhà tôi có vài nghìn mét đất nhận khoán của Công ty TNHH MTV Cao Phong. Do đất không đẹp lại thấy cây chanh dễ chăm sóc, thu hoạch cao nên quyết định trồng. Mấy năm đầu thu hoạch năm nào cũng được vài tấn với giá trên 20.000 đồng /kg trở lên, thu được hơn 100 triệu đồng. Có thời điểm giá trên 50.000 đồng /kg. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay, giá chanh giảm mạnh do lượng chanh nhiều mà người mua chỉ tiêu thụ mức độ. Như năm ngoái tổng kết bán hết vườn chỉ được vài chục triệu đồng, đủ chi phí tiền phân bón thuốc sâu không có công. Năm nay, giá chanh còn thảm hại hơn. Đầu vụ còn được trên 10.000 đồng /kg nhưng lúc đó quả chín lác đác. Vào chính vụ, giá chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng /kg, đó là giá chanh đẹp. Còn những quả xấu chỉ bán được 3.000 - 4.000 đồng /kg. Với giá như thế, thuê người hái thì thu nhập của mình chẳng còn được bao nhiêu. Không như giống chanh trắng, chanh đào chín không cắt là rụng. Nhiều vườn để rụng đỏ gốc.

 

 

Hiện còn nhiều diện tích chanh đào ở huyện Cao Phong chưa được thu hoạch dù đã hết vụ. ảnh chụp tại khu 2, thị trấn Cao Phong.

 

Vườn gia đình chị Lê Thị Mai ở khu 4, thị trấn Cao Phong có gần 4.000 m2, ngoài cây cam, chị trồng gần 400 cây chanh ở bờ rào và diện tích trên cao. Năm 2014, cây chanh đã cho thu nhập vài chục triệu đồng. Năm ngoái, vườn chanh giá xuống thấp nhưng cũng được trên 10.000 đồng /kg. Năm nay, giá chanh rẻ, công thu hoạch vất vả nên chị chờ cuối vụ hy vọng giá sẽ tăng. Tuy nhiên, hiện nay, giá tại vườn chỉ được 8.000 đồng /kg  không muốn cắt. Chị cho biết: Tuy giá năm nay xuống thấp nhưng vẫn có người thu mua. Họ mua số lượng lớn về chế biến làm tinh dầu. Với giá như bây giờ, hiệu quả kinh tế của cây chanh đào không lãi nhưng cây trồng được hơn 3 năm, đang trong thời kỳ thu hoạch, chặt bỏ cũng tiếc.

 

 

Qua khảo sát được biết, hiện nay, số lượng chanh đào còn khá nhiều. Nhiều gia đình không thu hoạch chờ giá tăng hoặc không muốn thu hoạch vì giá thấp không bù đắp nổi chi phí đầu tư. Tuy nhiên, diện tích chanh mới trồng chưa cho thu hoạch khá lớn. 1-2 năm nữa, sản lượng tăng nhiều không biết sẽ tiêu thụ thế nào. Người trồng chanh đào hoang mang chưa biết bỏ hay để. Do vậy, để phát huy hiệu quả cây trồng, thiết nghĩ người dân, các cấp chính quyền cần định hướng quy hoạch vùng trồng phù hợp, đảm bảo cho cây trồng có đầu ra ổn định. Nếu không câu chuyện được mùa, mất giá sẽ là bài toán muôn thủa và người chịu thiệt thòi chính là người dân.

 

                                                                                      Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục