(HBĐT) - Theo Quyết định 428/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và Quyết định 4717/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 2/1/2017 về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà. Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng ( NMTĐ) mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư thuộc danh mục nguồn điện đưa tổ máy 1 vận hành vào năm 2021 và tổ máy 2 vận hành vào năm 2022.


Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng ( NMTĐ) mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư thuộc danh mục nguồn điện đưa tổ máy 1 vận hành vào năm 2021 và tổ máy 2 vận hành vào năm 2022.

Công trình thủy điện Hòa Bình hiện hữu được hoàn thành từ năm 1994, tổng lượng nước dành cho phát điện đạt 80% lượng nước đến, lượng nướng xả chiếm khoảng 19%. Sau khi mở rộng NMTĐ Hòa Bình có tổng công suất 2400 MW, sản lượng bình quân sẽ đạt 10,986 tỷ kWh/năm, số giờ vận hành 4.577 giờ/năm. Như vậy giá trị lượng điện trung bình gia tăng khoảng 479 triệu kWh/năm. Ngoài ra dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng còn chuyển đổi khoảng 264,4 triệu kWh/năm điện năng phát trong giờ bình thường và thấp điểm sang giờ cao điểm vào mùa khô. Việc mở rộng NMTĐ Hòa Bình tăng thêm 480 MW sẽ hạn chế lượng nước xả thừa để khai thác tối ưu sử dụng nước vào mục đích phát điện, tăng thêm sản lượng điện trung bình và tăng khả năng huy động công suất, điện lượng trong giờ cao điểm (khoảng 264,4 triệu kWh/năm), chuyển đổi từ phát điện giờ thấp điểm, giờ bình thường sang phát điện giờ cao điểm, giảm chi phí của hệ thống điện.

Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, thuộc loại công trình công nghiệp điện, nhóm A, được tính toán, thiết kế và kiểm tra tương ứng cấp đặc biệt. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến trên 8.596 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 2 tổ máy với tổng công suất lắp máy 480 MW, tổng hiệu ích năng lượng 743,4 x 10 6 kWh. Dự kiến thời gian thi công trong vòng 4 năm, dự kiến phát điện vào năm 2023.

Thiết kế sơ bộ giữ nguyên hạng mục công trình thủy điện Hòa Bình hiện hữu, nghiên cứu thiết kế xây dựng tuyến năng lượng mới, bao gồm các hạng mục chính như: Cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước và nhà máy thủy điện kiểu hở, kênh xả sau nhà máy xả nước trả lại sông Đà; trạm phân phối của nhà máy và hệ thống đấu nối dự án với hệ thống điện quốc gia. Các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư không nhiều phức tạp. Tổng diện tích sử dụng xây dựng dự án khoảng 150 ha. Mặt bằng dự án ít làm ảnh hưởng đến các hộ dân, có 28 hộ dân/143 nhân khẩu bị ảnh hưởng, trong đó có 6 hộ/25 nhân khẩu phải di chuyển để tái định cư. Theo tính toán dự án ít có tác động đến môi trường so với các dự án thủy điện khác. Kết quả tính toán thủy năng khi mở rộng quy mô công suất NMTĐ Hòa Bình không làm ảnh hưởng đến các nhà máy thủy điện bậc thang trên sông Đà phía thượng lưu. Sau khi đi vào vận hành sẽ nâng cao năng lực cấp nước cho hạ du thêm khoảng 600 m 3/s.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Việc mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình tăng thêm 480 MW, được xem xét trên phượng diện vận hành hệ thống điện là cần thiết, có hiệu quả đối với hệ thống điện, phù hợp với Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được phê duyệt. Bộ Công thương đã thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, lấy ý kiện các bộ, ngành và địa phương đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án.


                                         PV


Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục