Sáng 26-2, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc, chỉ đạo công tác đối ngoại tại Bộ Ngoại giao. Cùng dự, có đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao.

Thủ tướng ân cần gửi lời thăm hỏi của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao và khẳng định, trong thành quả chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng, trực tiếp, to lớn của Bộ Ngoại giao.

Thủ tướng nêu rõ, Bộ Ngoại giao cần thực hiện giữ gìn quốc phòng an ninh đất nước từ xa, từ sớm; thực hiện tốt chủ trương Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cần đưa mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn nữa, chú ý các diễn biến thế giới, khu vực, các nước lớn. Xây dựng lòng tin, duy trì cục diện quan hệ với các nước bình đẳng, đan xen, các bên cùng có lợi.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, coi trọng ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, do đó ngành cần quán triệt sâu rộng, linh hoạt, có chủ trương, cách làm sáng tạo trong công tác này. Các đại sứ, tổng lãnh sự, tham tán thương mại phải chuyển mạnh sang công tác kinh tế, nhất là phát triển thương mại, thu hút khách du lịch quốc tế. Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương cần phối hợp xây dựng đề án tăng nhanh kim ngạch thương mại. Các đại sứ quán phải tăng cường thu thập, cung cấp thông tin về thương mại, thị trường cho các bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước; tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI có chọn lọc. Công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo cần kịp thời, nhanh chóng, nhạy bén, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong bối cảnh quốc tế hiện nay; trước mắt cần nghiên cứu sâu một số chiến lược, chính sách của các nước lớn để tham mưu cho lãnh đạo Ðảng, Nhà nước.

Ngành ngoại giao cần hoạt động chuyên nghiệp, vững mạnh để đóng góp xứng đáng vào xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động vì người dân và doanh nghiệp; rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức "vừa hồng vừa chuyên", là sứ giả kinh tế, văn hóa, làm tốt công tác bảo hộ công dân,... Ngoài ra, tái cơ cấu bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm phát triển nguồn nhân lực ngoại giao có sự kế thừa; thực hiện tốt chức năng ngoại giao kiến tạo phát triển...

Ðề cập các nhiệm vụ lớn thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, các nước lớn đang thay đổi mạnh mẽ, phức tạp, biến động khó lường; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động... Tuy vậy, xu hướng hòa bình, hợp tác vẫn là chủ đạo. Do đó, việc nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng, áp dụng Nghị quyết 01/2018/NQ-CP của Chính phủ đối với ngành ngoại giao cần cụ thể hơn nữa, quyết tâm trong hành động.

Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm cá nhân; đi đầu trong thực hiện chủ trương, phương châm hành động của Chính phủ. Ðồng thời, đổi mới cách thức chỉ đạo, bám sát công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm với đất nước, nhân dân; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo điều kiện cho đất nước phát triển, nâng cao tiềm lực quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại đa phương; kiên trì thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Ðông bằng biện pháp hòa bình, không để rơi vào thế bị động, đối đầu; phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập quốc tế hiệu quả.

Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn mỗi cán bộ, nhân viên ngoại giao sẽ là một chiến sĩ trên mặt trận đối ngoại, luôn trung thành kiên định về đường lối, linh hoạt, sáng tạo trong hành động vì sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.



Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục