(HBĐT) - Theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xóm Sổ, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) chỉ đạt 8 triệu đồng, trong khi đó mức thu nhập bình quân toàn xã đạt 18 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xóm chiếm 53%, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thách thức. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã và người dân xóm Sổ đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.


 

Cán bộ UBND xã Hữu Lợi (Yên Thủy) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt với gia đình anh Quách Đình Xuân (phải) ở xóm Sổ.

 

Cách trung tâm xã chưa đầy 2 km, xóm Sổ là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh. Toàn xóm hiện có 50 hộ với 196 nhân khẩu. Với vị trị địa lý không thuận lợi, địa hình đa phần là đồi núi bao quanh nên người dân gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Theo thống kê, xóm có diện tích tự nhiên 180 ha, trong khi đó diện tích đất sản xuất chỉ có 14,5 ha. Tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì khoảng 1.000 con.

Đồng chí Quách Văn Sin, Trưởng xóm Sổ cho biết: "Hiện nay, người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Nguyên nhân chính do giá cả thị trường 2- 3 năm vừa qua không ổn định. Ngoài ra, người dân còn thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật phát triển chăn nuôi, chưa áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, nông sản của người dân làm ra thường xuyên khó tiêu thụ và bị tư thương ép giá”.

Bên cạnh khó khăn về phát triển kinh tế, nước sinh hoạt là trăn trở của người dân địa phương trong nhiều năm qua. Năm 2014, nhằm khắc phục khó khăn của người dân về nước sinh hoạt, tổ chức "Tầm nhìn thế giới” triển khai dự án khoan giếng cho 10/48 hộ, do vậy cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt. Năm 2015, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135 đã cung cấp 10 téc nước để bà con sử dụng. Tuy nhiên, do nguồn nước giếng khoan chưa qua kiểm định nên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Theo anh Quách Văn Thi ở xóm Sổ, trên địa bàn xóm có 1 công trình nước sạch tuy nhiên đã xuống cấp và không sử dụng được. Để khắc phục tình trạng trên, người dân vẫn sử dụng nước trực tiếp được kéo từ sông Lạng hoặc giếng tự đào về bể chứa của các gia đình. Mặc dù biết nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nhưng không còn cách nào khác, các hộ dân vẫn phải sử dụng để đảm bảo sinh hoạt trong gia đình.

Năm 2018, chính quyền xã Hữu Lợi đã đầu tư, nâng cấp tuyến đường từ xóm Rộc dẫn tới xóm Sổ với tổng kinh phí 850 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình 135. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ chương trình giảm nghèo đã hỗ trợ 28 hộ nghèo trồng thí điểm mít Thái, bưởi… Qua đó tạo điều kiện thúc đẩy các hộ nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Đồng chí Quách Văn Ngớt, Chủ tịch UBND xã Hữu Lợi cho biết: "Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt đến người dân xóm Sổ. Trong đó sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, dự án lồng ghép để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ. Tận dụng tiềm năng, lợi thế của xóm để phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xã sẽ phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức các lớp học nghề cho người dân có nhu cầu. Qua đó tạo điều kiện giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

 Đức Anh


Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục