Chiều 28-5, tại Hà Nội, Hội thẻ ngân hàng Việt Nam phối hợp Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cùng bảy ngân hàng là: Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank, Sacombank, ABBank và TPBank công bố ra mắt sản phẩm thẻ chip nội địa của các ngân hàng.


Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Napas cho biết, chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng được Thủ tướng phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 – 2020. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều thông tư, quyết định, trong đó có lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, với yêu cầu lộ trình chuyển đổi với các tổ chức thanh toán thẻ là 31-12-2020 và đối với tổ chức phát hành thẻ là 31-12-2021.

Thẻ chip nội địa đáp ứng đầy đủ các yếu tố kỹ thuật về an toàn, bảo mật theo chuẩn quốc tế EMV, hạn chế các rủi ro về gian lận giả mạo trong thanh toán thẻ, bảo đảm an ninh thanh toán cho khách hàng, làm nền tảng quan trọng để tích hợp, ứng dụng các dịch vụ cũng như thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ như y tế, giáo dục, bảo hiểm và các dịch vụ công. Việc sử dụng thanh toán bằng thẻ chip nội địa với các giao dịch giá trị nhỏ sẽ mang lại trải nghiệm mới cho người dùng (từng ngân hàng quy định hạn mức giao dịch)

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip là xu hướng tất yếu của các nước trong khu vực và thế giới, nhất là trong bối cảnh tội phạm công nghệ ngày càng gia tăng và tập trung vào các thị trường chưa áp dụng công nghệ thẻ chip. Do vậy việc chuyển đổi lần này là một thành công lớn của Napas và các ngân hàng. "Công tác chuyển đổi thẻ sẽ bảo đảm hoạt động thẻ diễn ra liên tục, an toàn và ổn định, đồng thời bảo đảm lợi ích của chủ thẻ”, ông Nguyễn Kim Anh nêu rõ.

Hiện Việt Nam có 48 tổ chức phát hành thẻ nội địa với khoảng 76 triệu thẻ, hơn 261.000 máy POS và 18.600 máy ATM, trong đó phần lớn POS đã tuân theo chuẩn EMV nên việc triển khai thẻ chip nội địa sẽ không quá phức tạp.

Theo kế hoạch đến hết năm 2019 các ngân hàng thương mại sẽ chuyển đổi ít nhất 30% số lượng thẻ nội địa, 35% số lượng ATM và 50% số lượng POS trên thị trường bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn và chậm nhất đến hết năm 2021 toàn bộ thẻ từ nội địa sẽ chuyển đổi sang thẻ chip.

TheoNhandan

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục