Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.


Serena Resort Sào Báy luôn là địa điểm du lịch hấp dẫn của huyện Kim Bôi.

Ý tưởng quy hoạch của huyện Kim Bôi phân thành 3 vùng. Vùng 1 gồm 5 xã: Bình Sơn, Đú Sáng, Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, cụm công nghiệp với quy mô 14.155 ha. Vùng 2 gồm thị trấn Bo, các xã: Vĩnh Đồng, Kim Bôi, Hợp Tiến, Xuân Thủy, Hùng Sơn, Kim Lập, phát triển đô thị, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe gắn với nguồn tài nguyên nước khoáng nóng, quy mô khoảng 26.981 ha; trong đó, tập trung xây dựng thị trấn Bo trở thành đô thị loại IV. Vùng 3 gồm 5 xã: Nam Thượng, Sào Báy, Cuối Hạ, Nuông Dăm và Mỵ Hòa, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, quy mô khoảng 13.972 ha.

Hiện nay, với 16,31 km đường thuộc dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) đi qua huyện Kim Bôi sẽ mở ra cánh cửa mới trong việc khai thác tiềm năng mỏ nước khoáng Kim Bôi, tạo không gian phát triển để huyện đánh thức tiềm năng của vùng đất "chén vàng”. Nắm bắt được lợi thế này, huyện đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư khai thác 8 điểm mỏ, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Tính đến tháng 4/2024, trên địa bàn huyện có nhiều dự án đang triển khai nhằm sớm đưa vào hoạt động như: Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Venus Resort do Công ty cổ phần Giếng Tiên Mường Động đầu tư, quy mô gần 4 ha tại xóm Cốc, xã Vĩnh Đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2024; Quần thể du lịch văn hóa, dịch vụ nghỉ dưỡng tại xã Cuối Hạ và xã Kim Bôi do Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) đầu tư; dự án Apec Mandala Sky Villas Kim Bôi tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo do Công ty cổ phần Tập đoàn Apec thực hiện nhằm đem đến sản phẩm nghỉ dưỡng trị liệu khoáng nóng 5 sao. Toàn huyện có 46 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 3 resort, 2 khách sạn, 41 nhà nghỉ với tổng số 798 phòng, 1.077 giường, trên 340 lao động. Trong quý I/2024, huyện Kim Bôi đã đón 15.080 lượt khách du lịch, trong đó khách lưu trú 10.000 lượt, khách tham quan trong ngày 5.080 lượt; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 22 tỷ đồng.

Bên cạnh phát triển du lịch, huyện đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Sau 6 năm triển khai, đến năm 2024, huyện đã đạt được những "trái ngọt” với 12 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao. Với những lợi thế từ các sản phẩm nông sản địa phương, hiện nay, huyện Kim Bôi hướng tới phát triển nền nông nghiệp sạch gắn với du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, từng bước nâng cao vị thế các nông sản đặc trưng của huyện.

"Chương trình đưa sản phẩm OCOP vào phát triển du lịch đang được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện đón nhận tích cực, khi vừa giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, vừa phát huy được giá trị của các sản phẩm. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ, bền vững các sản phẩm OCOP cần gắn với phát triển dịch vụ, văn hóa, du lịch của từng địa phương. Ngoài ra, các xã, thị trấn trong huyện cần quy hoạch vùng phát triển hàng hóa tập trung, xây dựng các địa điểm, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng để du khách dễ dàng tìm đến và nhận biết các sản phẩm đặc trưng của huyện để tìm mua", đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh. Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện chia sẻ.

Với những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi đang tạo cơ chế mở, thuận tiện nhất để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đến với huyện - vùng đất "chén vàng” của tỉnh Hòa Bình.

Ngô Hường

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)


Các tin khác


Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Với doanh số "ảm đạm" những tháng đầu năm, các đại lý ô tô đều kỳ vọng, chính sách giảm lệ phí trước bạ nếu được áp dụng sẽ tạo một "cú hích" cho doanh số nửa cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục