(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 20 xã và 8 xóm thuộc diện đầu tư Chương trình 135; trên 24.580 hộ dân tộc thiểu số (DTTS); trong 5.485 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 20,14% dân số) thì số hộ nghèo người DTTS chiếm tỷ lệ 98,59%. Nhìn vào những con số trên có thể thấy áp lực dồn lên công tác dân tộc cũng như công tác hỗ trợ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của huyện Kim Bôi rất lớn.


Được hỗ trợ về kỹ thuật và giống, người dân xóm Lươn, xã Thượng Tiến (Kim Bôi) nâng cao hiệu quả thâm canh lúa vụ mùa 2019, năng suất bình quân đạt khoảng 68 tạ/ha.

Xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) Thượng Tiến đang tích cực triển khai các chương trình giảm nghèo với trọng tâm là công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, đối tượng chính là hộ nghèo và cận nghèo. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Thanh Thụ, đây là hành trình đầy gian nan bởi xã đang có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao (31,8% hộ nghèo và 19,03% hộ cận nghèo). Xác định cần đầu tư đúng hướng và có trọng tâm thì nỗ lực giảm nghèo mới đạt kết quả, xã đã tích cực lồng ghép nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất phù hợp với thực tế. Qua hỗ trợ, nhiều hộ đã áp dụng KHKT nâng cao hiệu quả thâm canh lúa, ngô, mạnh dạn chuyển đổi trồng cây ăn quả, tham gia liên kết nuôi gà an toàn sinh học, đầu tư nuôi nấm, ong, bò sinh sản, có hộ còn học nghề mây, tre đan… Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của người dân Thượng Tiến với quyết tâm vươn lên thoát nghèo và hướng tới làm giàu.

Trên phạm vi toàn huyện, những năm qua, Kim Bôi đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách, dự án đặc thù dành cho vùng DTTS và miền núi ĐBKK. Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ người dân đầu tư phát triển sản xuất. Trong 5 năm (2014 - 2019), riêng Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 đã đầu tư tổng nguồn vốn trên 26 tỷ đồng để hỗ trợ trên 15,5 nghìn lượt hộ. Trong đó, tập huấn chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ giống lúa, ngô, cây ăn quả, phân bón cho 7.913 hộ; xây dựng 31 lượt mô hình sản xuất cho nhân dân 31 lượt xã với 4.138 lượt hộ tham gia; khoảng 1.150 nhóm hộ với 3.456 hộ được hỗ trợ máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất… Trong thời gian thực hiện, các đối tượng thụ hưởng chủ yếu là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc vùng ĐBKK, vùng DTTS. Do đó, đã tạo chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo động lực giúp đồng bào vượt khó vươn lên.  

Đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi khẳng định: Trong bối cảnh khó khăn về nguồn lực, việc xác định rõ các trọng tâm đầu tư giúp huyện Kim Bôi nâng cao hiệu quả công tác dân tộc cũng như công tác hỗ trợ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS. Nhìn chung, công cuộc giảm nghèo của địa phương đã có chuyển biến đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 53,79% xuống còn 21,15%; giai đoạn 2016 – 2020, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 35,04% xuống còn 20,14%. Với đà giảm nghèo đang có, huyện đặt mục tiêu trong giai đoạn 2019 – 2024 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân khoảng 4%/năm; phấn đấu đến năm 2024, thu nhập bình quân đầu người ở các xã ĐBKK đạt trên 24 triệu đồng/người/năm, giảm số xã khu vực III xuống còn dưới 30% tổng số xã, thị trấn. Từ đó, quyết tâm hướng tới các giá trị bền vững trong công cuộc phát triển của địa phương. 

Thu Trang

Các tin khác


BIDV - khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển

(HBĐT) - Tại lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hòa Bình (BIDV Hòa Bình) đã được vinh danh. Đây là sự ghi nhận xứng đáng với một ngân hàng đã và đang khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

Hướng tới mục tiêu phát triển “Thương hiệu Hoàng Sơn”

(HBĐT) - Đẩy mạnh thi công xây dựng, hoàn thiện các dự án lớn, nhỏ trong và ngoài tỉnh đảm bảo chất lượng về kỹ, mỹ thuật. Tiếp tục đầu tư thực hiện các dự án thương mại, du lịch dịch vụ, thể thao, khu đô thị sinh thái; đồng thời vươn rộng địa bàn đầu tư kinh doanh và thi công các dự án điện vào khu vực phía Nam, đảm bảo phát triển hệ thống năng lượng sạch. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp kịp thời, đầy đủ VLXD cho các công trình và chủ động ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác sản xuất hàng Việt Nam uy tín, chất lượng...

Công ty CP bất động sản An Thịnh Hòa Bình phát huy vai trò trong thu hút đầu tư

(HBĐT) - Công ty CP Bất động sản An Thịnh Hòa Bình (Công ty An Thịnh) là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch... Với mục tiêu, chiến lược kinh doanh dựa trên tiềm lực sẵn có, những năm qua, Công ty An Thịnh đã có bước phát triển không ngừng, ngày càng khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường xây dựng và bất động sản.

Trong 1,2 triệu người thất nghiệp tại Việt Nam có 48% là người trẻ

Ông Stephen Ulrich - Giám đốc chương trình của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cho biết tại Việt Nam hiện có 1,2 triệu người thất nghiệp, trong đó giới trẻ chiếm tới 48%.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh làm việc với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh

(HBĐT) - Chiều 10/10, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã làm việc với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh (XTĐTTM&DL) về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng, nhiệm vụ công tác trọng tâm 3 tháng cuối năm 2019.

Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi ong tại các tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Đó là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp năm 2019 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chăn nuôi, Sở NN&PTNT phối hợp tổ chức ngày 10/10, tại thành phố Hòa Bình. Tham dự diễn đàn có đại diện các Cục, Viện, Trung tâm liên quan thuộc Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông và đại diện nông dân của 5 tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc gồm: Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục