(HBĐT) - Năm 2019, Công ty Điện lực Hòa Bình được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao chỉ tiêu tổn thất điện năng (TTĐN) theo kế hoạch đạt 6,73%; chỉ tiêu TTĐN phấn đấu đạt 6,54%. Công ty đã kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giảm TTĐN, ban hành quy định làm việc của Ban chỉ đạo giảm TTĐN và các quy định làm việc của tiểu ban. Đồng thời, triển khai các giải pháp quản lý TTĐN.


Công nhân Điện lực Lương Sơn thay thế công tơ định kỳ nhằm mục tiêu giảm tổn thất điện năng.

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Chương trình giảm TTĐN có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, là chỉ tiêu chính trong sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, các giải pháp được công ty triển khai ngay từ đầu năm là xác định các phương án giảm TTĐN hàng quý, xác định các tổn thất trên lưới điện trung áp, hạ áp. Bên cạnh đó, tăng cường các biện pháp quản lý vận hành. Các Điện lực trực thuộc cũng đều phải xây dựng phương án và kế hoạch thực hiện chương trình.

Trong năm, công ty đã tính toán, lựa chọn phương thức vận hành cơ bản, tối ưu, hiệu quả kinh tế nhất. Chủ động lập phương án điều chỉnh phương thức kết dây (nếu có) khi các dự án đầu tư chuẩn bị đưa vào vận hành. Tuân thủ vận hành tối ưu điện áp thanh cái trung áp tại các trạm 110 kV. Đối với lưới điện trung thế, duy trì vận hành các lộ đường dây theo phương thức kết dây cơ bản đã tính toán được Ban chỉ đạo chương trình giảm TTĐN phê duyệt. Kiểm soát tốt tình hình vận hành đường dây và trạm biến áp (TBA), xử lý khắc phục kịp thời các tồn tại trên lưới điện. Tăng cường kiểm tra vận hành hệ thống tụ bù trung thế, tính toán luân chuyển vị trí các bộ tụ bù đảm bảo chất lượng điện áp phù hợp khi có phương án kết dây lưới điện...

Đối với lưới điện hạ thế, tập trung xử lý các nguy cơ đe dọa sự cố gây gián đoạn việc cấp điện, kiểm tra đo dòng cân pha và xử lý các tiếp xúc xấu trên đường dây, thay công tơ cháy kẹt và thay thế định kỳ công tơ đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua bán điện. Tổ chức đoàn công tác kiểm tra hiện trường các khu đường dây ở các khu TBA, khu vực có tỷ lệ TTĐN cao nhằm đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của đường dây, đề ra phương án khắc phục. Tăng cường kiểm tra vận hành hệ thống tụ bù hạ thế, tính toán luân chuyển vị trí các bộ tụ bù đảm bảo chất lượng điện áp phù hợp khi có thay đổi phương án kết dây lưới điện, cũng như thay đổi về nhu cầu phụ tải.

Mặt khác, công ty đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư cải tạo, chống quá tải để kịp thời san tải cho các khu TBA bị quá tải. Trong năm, công ty được giao 11 công trình với khối lượng 18,47 km đường dây trung thế, 74 TBA phân phối với công suất 13.310 kVA, xây mới và cải tạo 43,88 km đường dây hạ thế. Các công trình được đưa vào vận hành góp phần chống quá tải cho các TBA phân phối đang bị quá tải, nâng cao độ ổn định cung cấp điện, tăng điện thương phẩm, giảm tổn thất điện năng. Ngoài ra, công ty còn thực hiện sửa chữa thường xuyên, cấy thêm TBA vào trung tâm phụ tải khi khu vực TBA quá tải, giảm bán kính cấp điện bằng vật tư tận dụng lại do thu hồi từ các công trình cũ về. Táp nối dây để tăng khả năng truyền tải khi khu vực đường dây hạ áp bị quá tải, thay. Nâng, hoán chuyển các máy biến áp non tải và quá tải kịp thời.

9 tháng năm nay, bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư xây dựng các công trình chống quá tải gồm 94 máy biến áp. Bên cạnh đó, tiến hành nâng công suất 10 máy biến áp, nâng và luân chuyển các máy biến áp 134 lần. Công ty đặt mục tiêu phấn đấu năm 2019, tỷ lệ giảm TTĐN đạt 6,53%, thấp hơn so chỉ tiêu TTĐN do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao.

Bùi Minh


Các tin khác


Hình thành vùng hàng hóa bí xanh, mướp đắng lấy hạt

(HBĐT) - Bà con nông dân xã vùng cao Độc Lập (Kỳ Sơn) đang tất bật thu hoạch bí xanh, mướp đắng cuối vụ. Nhiều diện tích sau thu hoạch sớm được dỡ bỏ, cải tạo lại và trồng thay vào đó là các loại rau đậu vụ đông. Kể từ năm 2016 đến nay, đồng đất vùng cao nơi đây có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Thay vì ngô, lúa, cây mướp đắng lấy hạt và bí xanh đã trở thành cây trồng chủ lực ở đây.

Agribank tập trung nguồn vốn cho vay thúc đẩy nuôi cá lồng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn của Agribank Hòa Bình đã tạo điều kiện cho nhiều hộ ở các địa bàn thuộc khu vực hồ Hòa Bình mở rộng sản xuất, đặc biệt phát triển mạnh nuôi cá lồng cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng như các HTX được tiếp cận với nguồn vốn của Agribank, đến nay đã khẳng định được thương hiệu.

Vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè thu

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được 22.500 ha lúa, đạt 100,3% kế hoạch. Trong đó, giống lúa thuần chiếm từ 70 - 75% diện tích; một số giống lúa thuần chất lượng cao tiếp tục được nông dân tin tưởng sử dụng, mở rộng diện tích sản xuất như: J02, Bắc Hương 9… Diện tích cấy lúa lai chiếm khoảng 20 - 22%, chủ yếu là các giống được sử dụng thường xuyên, phù hợp điều kiện của tỉnh như: Nhị ưu 838, TH3-4, TH3-3, GS16… Các giống lúa nếp N97, N98 và giống địa phương chiếm khoảng 5% diện tích.

Thủ tướng: Chúng ta phải làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước

(HBĐT) - Sáng 16-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng chủ trì hội nghị.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T

(HBĐT) - Chiều 16/10, Thường trực Tỉnh ủy làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T do Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đỗ Quang Hiển dẫn đầu về triển khai chương trình hợp tác, nghiên cứu các dự án đầu tư vào tỉnh.

Đặc sản khoai lang Ba Khan

(HBĐT) - Những ngày đầu đông, nông dân xã Ba Khan (Mai Châu) ai ai cũng tất bật ngoài đồng để thu hoạch khoai lang. Tư thương khắp mọi nơi đổ về mua khoai lang ngay tại ruộng. Người dân phấn khởi vì khoai lang dễ bán, được giá đem lại lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần trồng ngô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục