(HBĐT) - 10 năm qua, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Đề án An ninh lương thực (ANLT) quốc gia đến năm 2020. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế, phát triển sản phẩm chủ lực. Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn. Nhờ vậy, đời sống của người nông dân được nâng cao, ANLT bảo đảm.



Để thực hiện tốt Đề án an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, tỉnh tập trung phát triển nhóm cây trồng lợi thế là cây ăn quả có múi. Ảnh: Mô hình trông bưởi đỏ được nhân rộng tại xã Tử Nê (Tân Lạc). 

 Đến năm 2019, tỉnh đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp (so sánh với năm 2010). Toàn tỉnh có tổng diện tích trồng lúa là 38,6 nghìn ha, sản lượng 21 vạn tấn (tăng 9,8%); ngô 34 nghìn ha, sản lượng 15,5 vạn tấn (tăng 6,8%); rau, đậu 13,5 nghìn ha, sản lượng 19,2 vạn tấn (tăng 161%). Tổng đàn gia súc, gia cầm 8,2 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 93,3 nghìn tấn (tăng 150%); diện tích nuôi trồng thủy sản 2,7 nghìn ha, số lồng nuôi 4,67 nghìn lồng, sản lượng 9,3 nghìn tấn (tăng 216%).

Ngày 31/8/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1604 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Trong đó xác định ưu tiên phát triển các sản phẩm lợi thế; cây trồng lợi thế là cây ăn quả có múi, mía, rau an toàn. Hiện nay, toàn tỉnh có 10,5 nghìn ha cây ăn quả có múi, diện tích kinh doanh 7,4 nghìn ha, sản lượng đạt trên 14 vạn tấn. Giá trị sản phẩm thu được từ 450 - 500 triệu đồng/ha; mía tím, mía ép nước trên 6,6 nghìn ha, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm; mướp đắng, bí xanh trên 700 ha, cho thu nhập trên 120 triệu đồng/vụ.

 Trong lĩnh vực chăn nuôi xác định phát triển 5 loài vật nuôi lợi thế là: trâu, bò, lợn, gia cầm, dê. Cơ cấu nội ngành chăn nuôi chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi lợn và đại gia súc. Tổng đàn trâu 117 ngìn con, sản lượng 3,44 ngìn tấn; đàn bò thịt 85,4 nghìn con, sản lượng 2,8 nghìn tấn; đàn lợn 425,6 nghìn con, sản lượng 77,2 nghìn tấn; đàn gia cầm 7,23 triệu con, sản lượng 19,6 nghìn tấn; đàn dê 51,3 nghìn con, sản lượng 277 nghìn tấn. Đến nay, toàn tỉnh có 71 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn; 17 trang trại chăn nuôi lợn nái; 3 cơ sở nuôi bò quy mô 8 nghìn con. Tổng đàn vật nuôi tăng, chu kỳ nuôi được rút ngắn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm tăng. Ngoài ra, tỉnh chú trọng phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện, toàn tỉnh có trên 4,67 nghìn lồng, cho sản lượng 5,8 nghìn tấn.

 Trên cơ sở quy hoạch vùng ANLT đến năm 2020, tỉnh thực hiện chuyển đổi 11 nghìn ha đất quy hoạch trồng lúa, trồng cây màu kém chất lượng sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như rau an toàn, cây ăn quả có múi, nhãn…; tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao J02. Ban hành nghị quyết và thực hiện dồn điền đổi thửa, đến nay, toàn tỉnh dồn đổi được 3,5 nghìn ha (chiếm 8,7% diện tích canh tác), chủ yếu trên diện tích đất trồng lúa. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình có giá trị cao, quy mô lớn như: trồng nhãn thu nhập trên 250 triệu đồng/ha/năm tại huyện Kim Bôi; trồng lặc lày thu nhập trên 120 triệu đồng/ha/vụ tại huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn; trồng bí xanh, bí đỏ, dưa hấu thu nhập trên 120 triệu đồng/ha/vụ tại huyện Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn… Thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý mía tím Hòa Bình, cam Cao Phong, dổi Lạc Sơn, nhờ vậy, giá trị sản phẩm được nâng cao.

Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp góp phần đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với khai thác tiềm năng của từng vùng. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản trung bình đạt 4,5%/năm. Năm 2019, giá trị thu được trên 1 ha canh tác đất trồng trọt đạt 135 triệu đồng/ha, tăng 2,5 lần so với năm 2010; trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản 160 triệu đồng/ha, tăng gần 3 lần so với năm 2010.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Sau 10 năm thực hiện Đề án ANLT, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt được nhiều thành tựu. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển sản phẩm chủ lực. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng năm tăng khá. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Diện tích lúa, ngô giảm do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, cùng với đó sử dụng các loại giống có tiềm năng, năng suất cao, kết hợp thâm canh tăng năng suất nên sản lượng tăng khá. ANLT thực được đảm bảo, tạo việc làm cho người dân ở khu vực nông thôn, giải phóng sức lao động trong các khâu sản xuất. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn cải thiện; diện mạo nông thôn đổi thay.

Để đảm bảo ANLT trong mọi tình huống, thời gian tới, tỉnh tiếp tục nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… Tăng diện tích lúa chất lượng cao lên 20% diện tích. Nâng cao chất lượng, quy chuẩn các vùng sản xuất trồng trọt tập trung hiện có như: vùng cam, bưởi, mía tím…; phát triển nuôi cá lồng áp dụng công nghệ nuôi an toàn, thân thiện môi trường. Đẩy mạnh sản xuất nông sản an toàn theo hướng tăng cường kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chuẩn VietGAP, áp dụng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao có ứng dụng công nghệ 4.0. Tăng cường sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến và tham gia xuất khẩu nông sản.

Thu Thủy

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục