(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Xây dựng, tính đến hết quý I/2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đã đạt mức 25%.

 
Dù được quan tâm đầu tư, nhưng sức ảnh hưởng, tác động của thành phố Hòa Bình đến vùng Tây Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội còn thấp, chưa thực sự phát huy vai trò đô thị trung tâm vùng.

Có được kết quả này là do thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp, các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Trong đó, thành phố Hòa Bình đã nhập toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Kỳ Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 20.492ha và dân số 34.044 người. Đồng thời, lập mới 3 phường, đưa thành phố Hòa Bình thành đơn vị hành chính gồm 10 phường, 9 xã; huyện Lương Sơn được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV. Do dân số nội thị tăng thêm do sáp nhập một phần của 2 xã Nhuận Trạch và Hòa Sơn đã đạt tiêu chí dân số nội thị (tăng thêm khoảng 18.000 người); thị trấn Đà Bắc được nhập một phần của xã Tu Lý được mở rộng dân số thị trấn (nội thị) được tăng thêm 2.125 người; thị trấn Bo (Kim Bôi) được nhập thêm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hạ Bì và xã Kim Bình vào thị trấn Bo. Theo đó, dân số nội thị của thị trấn Bo được tăng thêm 11.466 người; thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) được nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Liên Vũ vào thị trấn Vụ Bản. Dân số nội thị tăng thêm 4.805 người; thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) được thành lập từ thị trấn Thanh Hà và xã Thanh Nông, dân số thị trấn Ba Hàng Đồi 7.372 người (dân số nội thị tăng thêm 5.203 người); thị trấn Chi Nê được nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Lạc Long vào thị trấn Chi Nê (dân số nội thị tăng thêm 1.659 người); thành lập thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) trên cơ sở sáp nhập thị trấn Mường Khến, xã Quy Hậu và xã Mãn Đức (dân số nội thị được tăng thêm do sáp nhập 9.827 người).

Tuy nhiên, chất lượng đô thị trên địa bàn tỉnh không đồng đều. Hiện tại, chỉ có thành phố Hòa Bình được xây dựng tập trung là đô thị trung tâm với nhiều cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng. Tuy vậy sức ảnh hưởng, tác động của thành phố Hoà Bình trong những năm qua đến vùng Tây Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội còn thấp, chưa thực sự phát huy vai trò đô thị trung tâm vùng. Các thị trấn hiện nay chất lượng đô thị còn kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các đô thị còn thấp, chưa đồng bộ. Các đô thị của tỉnh đều có diện tích nhỏ, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn, quy mô và mật độ dân số đều không đạt các tiêu chí phân loại đô thị. Trong khi đó, nguồn lực để thực hiện đầu tư dựng xây hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn hạn chế.

P.V

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục