(HBĐT) - Những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến phát triển KT-XH của tỉnh, trong đó có lĩnh vực xuất, nhập khẩu. 

Trong quý I, dịch bệnh tác động tới hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất. Sang quý II, hoạt động xuất khẩu đối mặt thêm nhiều thách thức, khi các nước áp dụng các biện pháp đóng cửa, hạn chế đi lại. Do vậy, kim ngạch xuất, nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu giảm đáng kể.



Trước sự tác động nặng nề của dịch Covid-19, năm 2020, Công ty CP Hồng Gia Bảo, xã Đông Lai (Tân Lạc) đã chủ động tìm kiếm thị trường để mở rộng đối tác nhập hàng xuất khẩu gỗ dăm.

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chỉ đạt trên 371,9 triệu USD, giảm 4,95% so với cùng kỳ năm trước, bằng 36,02% kế hoạch năm, trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 351,73 triệu USD, giảm 5,26% so với cùng kỳ, bằng 35,64% kế hoạch năm. Bước vào quý III, các doanh nghiệp dần ổn định sản xuất - kinh doanh (SXKD) do nước ta đã kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên, với việc bùng phát dịch trở lại của dịch  Covid-19 vào cuối tháng 7 và trong tháng 8 khiến hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh phải đối mặt thêm thách thức mới. 9 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu mới đạt trên 62% kế hoạch năm.

Với quyết tâm cao nhất đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và nhằm tiếp sức cho các doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi sản xuất, trong năm, Sở Công Thương đã đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ tìm kiếm các đối tác trong nước có cùng sản phẩm xuất khẩu như dệt kim, may mặc để doanh nghiệp của tỉnh tham khảo nguồn nguyên liệu, góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời có chính sách hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ trong nước phát triển mạnh về nhiều lĩnh vực, nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, giảm thiểu thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dự báo thị trường để làm công cụ cho doanh nghiệp có định hướng SXKD phù hợp, hạn chế tình trạng cung - cầu không hợp lý.

Đặc biệt, trong những tháng cuối năm, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (Hiệp định EVFTA) trên địa bàn tỉnh; tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (AHKFTA, FTA...) hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Kịp thời thông tin tới các doanh nghiệp về tình hình thông quan tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có định hướng SXKD trong tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, đặc biệt nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, năm 2020, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại cơ bản đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Lĩnh vực xuất khẩu đã vượt khó, có sự bứt phá trong những tháng cuối năm, qua đó đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh cả năm 2020 ước đạt 1.032 triệu USD, tăng 31,72% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% kế hoạch năm. Với kết quả này đã đưa tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt 30%/năm. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn đạt mức tăng trưởng cao, như: nhóm hàng điện tử đạt 577,2 triệu USD, tăng 44,21% so với cùng kỳ năm trước, đạt 103,76% kế hoạch năm; nhóm hàng dệt may đạt 332,01 triệu USD, tăng 18,57% so với cùng kỳ năm trước, bằng 94,05% kế hoạch năm.

Số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu tăng cả về số lượng, quy mô. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 49 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, tăng 40% so với năm 2015. Trong đó có 26 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp địa phương. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu vào những thị trường truyền thống như: Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...; mở rộng thêm một số thị trường mới Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do, đó là thị trường các nước thành viên của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EU, thị trường Canada, Ấn Độ...

Bên cạnh đó, theo nhận định của UBND tỉnh, năm 2020, Hiệp định EVFTA được ký kết, cho phép các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu trong thời gian tới, là điều kiện thuận lợi để năm 2021 phấn đấu thực hiện mục tiêu xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đạt 1.218 triệu USD, tăng 18% so với năm 2020.


Hoàng Nga

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục