(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, giá thép trên thị trường tăng với tốc độ "phi mã” khiến chi phí xây dựng công trình nhà ở, dự án bị đội lên rất nhiều. Các đại lý, nhà phân phối thì không mặn mà bán hàng với số lượng lớn, không nhận đặt cọc trước bởi rủi ro tài chính cao.


Giá thép tăng khiến người dân, nhà thầu phải chịu đội giá chi phí công trình xây dựng. Ảnh: Thợ vận chuyển thép xây dựng công trình nhà ở tại phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).

Chị Lê Thị Út, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) chia sẻ: Tháng 3/2021, gia đình tôi khởi công xây dựng công trình nhà ở cũng là thời điểm giá thép tăng cao. Đến nay, giá thép vẫn tăng, thậm chí tăng theo ngày. Trước biến động không ngừng của giá thép, tôi tới cửa hàng vật liệu xây dựng để đặt cọc vì sợ giá tiếp tục tăng nhưng chủ cửa hàng không nhận đặt cọc. Nếu giá thép không giảm, ngôi nhà tôi xây khoảng 200 m2 sau khi hoàn thiện sẽ bị đội tiền lên rất nhiều.

May mắn hơn gia đình chị Út, chị Nguyễn Thị Liên, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) sau Tết Nguyên đán đã đặt cọc cho đại lý 100 triệu đồng để giữ giá thép ở mức 15.800 đồng/kg đối với thép Hòa Phát. Chị Liên chia sẻ: Gia đình tôi có kế hoạch xây nhà từ cuối năm 2020 nên ngay sau Tết Nguyên đán, tôi đã đi khảo sát giá vật liệu xây dựng tại một số cửa hàng phân phối. Sau khi nghiên cứu tôi thấy giá thép có tăng so với năm 2020 nên tôi quyết định mang tiền đi đặt cọc. Do đó, thời điểm này, dù giá thép tăng mạnh nhưng gia đình tôi vẫn mua được thép ở mức giá cũ. Nếu cứ như giá thép hiện nay, có lẽ tôi không dám xây nhà do phát sinh chi phí quá lớn.

Khảo sát tại một số cửa hàng vật liệu xây dựng ngày 20/5, thép Hòa Phát cuộn phi 6, phi 8 khoảng 19.000 - 20.000 đồng/kg; phi 10 giá 132.000 đồng/cây; phi 12: 190.000 đồng/ cây; phi 14: 245.000 đồng/cây; phi 16:335.000 đồng/cây, phi 18: 435.000 đồng/cây; phi 20: 530.000 đồng/cây…

Theo chia sẻ của các chủ cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại TP Hòa Bình, những năm trước, sau Tết Nguyên đán, giá thép có tăng do nhu cầu xây dựng nhà ở lớn. Sau đó sẽ hạ xuống nhưng năm nay, đến tháng 5 giá thép vẫn tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Có thời điểm, vài ngày giá thép lại tăng 1 lần khiến người bán gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân khiến giá thép năm nay tăng vọt là do khó khăn về nguồn cung, các nhà máy sản xuất thép trong nước phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên việc tăng giá bán các sản phẩm thép là không tránh khỏi. Với sự biến động khó lường của giá thép như hiện nay thì chỉ vài tiếng, chủ cơ sở kinh doanh sắt thép có thể được hoặc mất vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng.

Không chỉ giá thép tăng chóng mặt mà giá vật liệu phục vụ xây dựng như: Gạch, cát, sỏi, dây điện… và giá nhân công xây dựng cũng tăng khiến người dân và nhà thầu lao đao. Mặc dù vậy, các gia đình vẫn phải cố gắng khởi công xây dựng vì làm nhà là việc trọng đại, được lên kế hoạch trước đó hàng năm, thậm chí vài năm nên khó có thể dừng lại. Đối với các công trình, dự án nhà thầu không thể giãn, hoãn tiến độ do đã ký hợp đồng đảm bảo đúng tiến độ, thời gian bàn giao công trình. Vì vậy, nhà thầu phải chịu các khoản chi phí phát sinh trong xây dựng, đặt nhà thầu đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí phá sản nếu giá thép tiếp tục tăng cao.

Để điều chỉnh, bình ổn giá thép, ngày 11/5, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2612/BCT-CN gửi Hiệp hội Thép Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà sản xuất thép lớn trong nước, đề nghị Hiệp hội rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước. Bộ Công Thương cũng đề nghị Hiệp hội Thép thực hiện việc rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp hàng đến các hộ tiêu thụ, người tiêu dùng, tránh hiện tượng găm hàng, đẩy gia và cạnh tranh không lành mạnh.


Thu Thủy


Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục