(HBĐT) - Với tổng số trên 131.000 hội viên nông dân (HVND), chiếm hơn 80% hộ nông nghiệp toàn tỉnh và là lực lượng lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giai cấp nông dân không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống KT-XH mà còn trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Họ đích thực là chủ thể của quá trình này.

Bài 2 - Phát huy vai trò chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới




Mô hình rau hữu cơ liên nhóm của hội viên nông dân xã Cư Yên (Lương Sơn) giúp hội viên phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn huyện.

Phát huy vai trò chủ thể, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn
        
Về huyện Lương Sơn, diện mạo đô thị hiện lên ngày càng rõ nét. Là một trong những điển hình của toàn tỉnh có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển KT-XH, xây dựng NTM, đến năm 2019, Lương Sơn trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh. Có được kết quả này phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, HVND trong huyện. Đồng chí Phùng Đức Chinh, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn cho biết: Phát huy vai trò nòng cốt, chủ thể của mình, các cấp Hội không chỉ thúc đẩy nông dân hăng hái thi đua sản xuất, sáng tạo, mà còn huy động được nguồn lực, sức dân trong xây dựng NTM. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển KT-XH Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đề ra, nội dung các phong trào thi đua của Hội luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, nghị quyết cũng như nhiệm vụ, hoạt động của các ngành, địa phương trên từng lĩnh vực cụ thể. Với nhiều phong trào được tổ chức thực hiện hiệu quả (sản xuất - kinh doanh giỏi; nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh…) đã góp phần giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, huyện tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. 

Không riêng huyện Lương Sơn, cấp ủy, chính quyền các địa phương khác trong tỉnh luôn vận dụng, tổ chức phong trào thi đua của HND gắn với nhiệm vụ chính trị, tình hình thực tiễn. Phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu được đẩy mạnh với hình thức tuyên truyền phong phú, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế nhằm tích cực thực hiện phong trào "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM”. Nhờ đó, nông dân phát huy tối đa nội lực, đóng góp ngày công, vật liệu, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hơn 10 năm qua, các cơ sở Hội đã đóng góp trên 1.800 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, huy động trên 4,1 triệu ngày công lao động; hiến trên 364 ha đất… Nông dân trong tỉnh duy trì thực hiện 676 mô hình tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; 38 khu dân cư kiểu mẫu và 55 vườn mẫu do Hội hỗ trợ.

Tiếp tục khẳng định vai trò của Hội Nông dân trong tình hình mới

Trong quá trình triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, Ban chấp hành HND các cấp đã bám sát chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh. Hội không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp làm việc; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, giúp họ nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cũng như thời cơ, thách thức đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể khẳng định, việc thực hiện Đề án 61 đã, đang phát huy hiệu quả, tạo động lực để nông dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tại các địa phương vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Chương trình phối hợp ở một số sở, ban, ngành của tỉnh và cấp huyện chưa thực sự toàn diện, chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để tổ chức HND cùng tham gia thực hiện các đề án. Một số cấp ủy Đảng chưa thực sự quan tâm lãnh đạo hoạt động của HND, một số chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ trong công tác phối hợp, tạo điều kiện để tổ chức HND hoạt động. Việc triển khai thực hiện chương trình phối hợp của một số ngành với HND có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, kịp thời; còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao...

Để phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội trong tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thực sự đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn nữa trong tình hình mới. Trên cơ sở văn bản của T.Ư Hội ban hành, HND tỉnh bám sát tình hình thực tế ở các địa phương để chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp. Tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền tập trung nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM. Bên cạnh đó, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, làm cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân thấy rõ vai trò, trách nhiệm của Hội để phát huy sức mạnh, tạo động lực để nông dân đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH tại địa phương. Vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất. Đẩy mạnh hỗ trợ liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích sản xuất, chế biến, sử dụng và bán ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp an toàn "vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng”…

Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch HND tỉnh đánh giá: Sự tham gia vào xây dựng thệ thống chính trị cơ sở đã nêu bật vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM. Do đó, thời gian tới, nhằm xây dựng hình mẫu người nông dân thế hệ mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, các cấp Hội cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ, dạy nghề để thay đổi tư duy sản xuất, tạo việc làm. Vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mở rộng quy mô sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao theo 3 trục: Sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm địa phương theo chương trình OCOP, góp phần thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tạo hành lang pháp lý để hệ thống Quỹ hỗ trợ nông dân phát triển thuận lợi, ổn định, có điều kiện để tăng cường nguồn lực tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ. Tạo cơ chế để Hội tham gia thực hiện các chính sách của tỉnh về tiêu thụ nông sản hàng hóa, phát triển chuỗi liên kết giá trị. Ngoài ra, các địa phương cần ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để Hội các cấp thực hiện vai trò trung tâm, nòng cốt trong xây dựng NTM, là thành viên tích cực của các chương trình phát triển KT-XH nông thôn, tham gia vào việc hoạch định các kế hoạch phát triển KT-XH nông thôn..., góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra. 


Thu Hằng

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục