(HBĐT) - Có vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo và nâng cao thu nhập của người dân đã bớt nan giải hơn. Từ vốn chính sách, hàng năm, trên địa bàn tỉnh có thêm hàng nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng, góp phần hoàn thành tiêu chí về môi trường, một tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới (NTM).



Nhờ vốn chính sách, gia đình bà Bùi Thị Dọt, xóm Nhõi Trong, xã Hợp Phong (Cao Phong) xây dựng được công trình nước sạch và vệ sinh đảm bảo. 

Trước khi thực hiện sáp nhập xã, xóm Nhõi Trong thuộc xã Xuân Phong (nay là xã Hợp Phong) - xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong. Những năm trước đây, đường giao thông của xóm Nhõi còn nhiều trắc trở, đời sống của người dân khó khăn. Chất lượng cuộc sống người dân còn thấp khi nhiều hộ chưa có công trình vệ sinh đảm bảo, chuồng trại chăn nuôi tạm bợ, gần nhà ở. Lần trở lại này, bộ mặt xóm Nhõi đã thay đổi nhiều, với con đường nội xóm được cứng hóa khang trang, hầu như hộ nào trong xóm cũng đã có công trình vệ sinh đảm bảo. Bà Bùi Thị Dọt, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Nhõi chia sẻ: "Từ khi được vay vốn chính sách, đời sống của người dân thay đổi từng ngày. Nhờ tín dụng chính sách, bà con có vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt nên cải thiện, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hai năm trở lại đây, nhiều hộ được vay vốn để dẫn nước sạch về sử dụng, xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo”.

Chẳng nói đâu xa, ngay như gia đình bà Bùi Thị Dọt cũng đã có nhiều sự đổi thay về kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay của NHCSXH. Theo bà Dọt chia sẻ, trước đây, nước sạch là vấn đề gia đình bà và nhiều hộ dân trong xóm trăn trở. Khoảng hơn 5 năm về trước, số hộ dân trong xóm có công trình nước sạch và vệ sinh đảm bảo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn khoảng 2 năm trở lại đây, đã có hàng chục hộ dẫn được nước sạch về để sử dụng, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh nhờ được vay vốn từ chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) của NHCSXH. Hiện, tổ của bà Dọt quản lý có dư nợ hơn 2,5 tỷ đồng, với 47 tổ viên. Trong đó, gần 30 tổ viên được vay vốn từ chương trình NS&VSMTNT.

Cùng bà Dọt, chúng tôi đến thăm gia đình bà Bùi Thị Đành, một hộ dân xóm Nhõi Trong đã thoát nghèo nhờ động lực từ vốn chính sách. Hơn 3 năm trước, gia đình bà Đành thuộc diện hộ nghèo, được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng mua trâu sinh sản. Với 5 con trâu sinh sản, sau 2 năm, kinh tế của gia đình bà Đành đã có nhiều chuyển biến. Năm ngoái, cùng với khoản tiền tích cóp do con trai và con dâu đi làm xa, gia đình bà Đành bán thêm 3 con trâu được hơn 100 triệu đồng để xây dựng căn nhà mới khang trang. "Xây xong căn nhà mới này, gia đình tôi vẫn còn thiếu tiền để xây dựng công trình vệ sinh. Gia đình rất cảm ơn NHCSXH đã tiếp tục tạo điều kiện cho vay vốn để xây dựng được công trình phụ đảm bảo như hiện nay” - bà Đành chia sẻ.  

Rõ ràng, vốn chính sách đã góp phần thiết thực không chỉ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp gia đình bà Đành, bà Dọt và người dân xóm Nhõi Trong nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG xây dựng NTM ở xã Hợp Phong (Cao Phong). 
Những năm trở lại đây, cùng với các chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, chương trình cho vay NS&VSMTNT được người dân quan tâm và có tăng trưởng dư nợ cao. Theo NHCSXH tỉnh, đến hết tháng 5/2021, tổng dư nợ chương trình cho vay NS&VSMTNT đạt trên 543 tỷ đồng, với 35.500 khách hàng còn dư nợ. Đây là chương trình tín dụng có dư nợ cao thứ tư trong các chương trình cho vay NHCSXH tỉnh đang triển khai. Thông qua chương trình cho vay này, trong năm 2020 đã có gần 20 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được sửa chữa, xây dựng trên địa bàn tỉnh. 5 tháng đầu năm nay, doanh số cho vay chương trình đạt gần 104 tỷ đồng, qua đó, có thêm gần 10 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng. Những kết quả đó đã góp phần thiết thực làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Viết Đào

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục