(HBĐT) - Năm 2022, TP Hòa Bình có 23 dự án và 1 danh mục kinh phí thu hồi tạm ứng sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) được giao quản lý. Trong đó có 12 dự án vốn ngân sách T.Ư, ngân sách tỉnh, vốn ODA; 11 dự án vốn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu; khởi công mới 1 dự án; chuyển tiếp 22 dự án, bao gồm 15 dự án từ những năm trước và 7 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư cuối năm 2021. Tổng kế hoạch VĐTC trong năm là 447.126 triệu đồng.


Dự án đường Hòa Bình được đầu tư nâng cấp đã góp phần đổi mới bộ mặt đô thị TP Hòa Bình.

Giải ngân VĐTC có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư vào địa bàn, do vậy luôn được Thành ủy, UBND thành phố coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo với chủ trương ưu tiên bố trí vốn tập trung để đầu tư các công trình trọng điểm, có tính đột phá, các công trình cấp bách. Đồng thời tăng cường giám sát, đánh giá tiến độ đầu tư, giải ngân, bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, áp dụng các biện pháp chủ động để thực hiện đầu tư các công trình đúng tiến độ, hạn chế thấp nhất việc chuyển nguồn vốn đầu tư sang năm sau.

Theo đó, UBND thành phố đã thông báo đến các đơn vị được giao quản lý dự án để triển khai thực hiện. Đối với một số dự án mới được phê duyệt chủ trương vào cuối năm 2021, UBND thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu để sớm triển khai thi công đảm bảo tiến độ đề ra; kịp thời báo cáo vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để có hướng chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn.

Trên cơ sở kế hoạch vốn năm 2022, vốn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố được phê duyệt 20,8 tỷ đồng, UBND thành phố đã chỉ đạo phòng chuyên môn tham mưu, trình phê duyệt phương án phân bổ chi tiết danh mục ĐTC năm 2022 căn cứ vào tình hình thực tế, khối lượng đã hoàn thành và ước hoàn thành của dự án, đảm bảo phân bổ đủ nguồn vốn để sớm hoàn thành công trình. Bên cạnh đó, từ thực tế công tác giải ngân VĐTC cho thấy, việc giải ngân nguồn vốn ODA thường chậm, bởi liên quan tới nhiều thủ tục, do đó, thành phố đã chỉ đạo Ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA tăng cường phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện các trình tự nhằm đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Tính đến hết tháng 2, TP Hòa Bình đã giải ngân tổng số vốn kế hoạch năm 2022 được 1.551 triệu đồng. Ước giải ngân đến hết quý I được 23.278 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách tỉnh giải ngân 13.016/226.955 triệu đồng (đạt 6%), vốn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu giải ngân 10.260/20.800 triệu đồng (đạt 49%).

Mặc dù có nhiều cố gắng, song UBND TP Hòa Bình đánh giá, nhìn chung tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2022 vẫn chậm và còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Hiện, một số dự án mới được phê duyệt, đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn và xây lắp nên chưa thực hiện giải ngân, như dự án nâng cấp đường trung tâm phường Thống Nhất; dự án cụm trường phường Tân Hoà; dự án đường liên khu vực nối với trục chính KCN Yên Quang... Đối với những dự án này dự kiến trong quý I/2022 sẽ hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, tiếp nhận nguồn vốn và triển khai thi công...

Đặc biệt, 2 dự án sử dụng vốn ODA được phê duyệt kế hoạch vốn năm nay là 152.371/ 426.326 triệu đồng (chiếm tỷ trọng tương đối lớn, tương ứng 36% tổng kế hoạch vốn) nhưng chưa thể giải ngân do vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục về điều chỉnh, bổ sung Hiệp định đối với dự án thoát nước và xử lý nước thải. Đối với dự án chương trình đô thị miền núi phía Bắc là chương trình giải ngân dựa trên kết quả đầu ra, UBND thành phố đã chỉ đạo đơn vị thi công tập trung nhân lực, vật lực thi công công trình nâng cấp, cải tạo đường Hòa Bình theo đúng kế hoạch, làm cơ sở xác minh kết quả, giải ngân hoàn thành chương trình trong năm 2022 theo đúng chủ trương gia hạn của Thủ tướng Chính phủ.

Từ thực tế công tác giải ngân VĐTC trên địa bàn, UBND TP Hòa Bình đề xuất UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, phối hợp các bộ, ban, ngành T.Ư trong việc điều chỉnh, bổ sung Hiệp định và đẩy nhanh công tác xác minh kết quả đầu ra đối với 2 dự án sử dụng vốn ODA của thành phố. Sở KH&ĐT, Sở Tài chính quan tâm, tham mưu UBND tỉnh trong công tác phân bổ, nhập hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc VĐTC năm 2022 từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho thành phố, đảm bảo bố trí kịp thời nguồn vốn để giải ngân ngay sau khi có khối lượng hoàn thành phát sinh.

Đối với một số dự án chuyển tiếp từ những năm trước chủ yếu do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, do vậy, UBND thành phố đề xuất UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân và các tổ chức trên địa bàn để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được triển khai thuận lợi, sớm tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Lê Quang Huân

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình 


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục