(HBĐT) - Công trình xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn được Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1456/QĐ-BNN-XD, ngày 26/4/2018 với tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng. Là một trong những dự án lớn của miền Bắc ở thời điểm hiện nay. Đối với tỉnh Hòa Bình, dự án này chỉ đứng sau công trình thủy điện Hòa Bình về diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng (GPMB) và số hộ bị ảnh hưởng phải di dân tái định cư (TĐC). Công trình thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2022. Tuy nhiên, đến nay, dự án được đánh giá chậm tiến độ 1 năm so với kế hoạch. Một số hạng mục đang bị đình trệ.



Hợp phần bồi thường hỗ trợ, tái định cư Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn) phải điều chỉnh, bổ sung nhiều hạng mục, dẫn đến tăng tổng mức đầu tư, làm ảnh hưởng tiến độ thi công công trình.

Theo Quyết định phê duyệt ban đầu, tổng diện tích GPMB phục vụ công trình khoảng 1.238 ha; số hộ phải di dời 652 hộ. Tuy nhiên, kết quả rà soát, tính toán đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích thu hồi GPMB là 897,4 ha, giảm 340,64 ha so với quy hoạch đã duyệt. Cụ thể, diện tích vùng lòng hồ 602,5 ha, giảm 7,6 ha; diện tích mặt bằng công trình 99,39 ha, trong đó phần nằm ngoài lòng hồ 51,86 ha, tăng 16,75 ha; diện tích 3 mỏ vật liệu 193,61 ha (Theo Quyết định số 529, ngày 14/2/2019 của Bộ NN&PTNT chỉ thu hồi mỏ đất số 1, số 2); diện tích xây dựng các khu TĐC và đường tránh ngập tăng lên 138,5 ha, do tăng quy mô xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; diện tích khu sản xuất giảm 422 ha do không thu hồi diện tích đất sản xuất của lâm trường.

Về số hộ bị ảnh hưởng, kết quả rà soát đã điều chỉnh còn 596 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng khi xây dựng công trình. Cụ thể có 574 hộ phải di dời đến nơi ở mới, giảm 56 hộ so với quy hoạch đã duyệt; 22 hộ cô lập (trong đó 8 hộ dân xóm Sào, xã Văn Nghĩa bị cô lập không có đường vào, cách đường tránh ngập khoảng 500m; 5 hộ xóm Khi, xã Bình Hẻm bị cô lập không có đường vào, phải làm đường, cấp điện, nước dài khoảng 200m; 9 hộ có đường mòn cũ kết hợp với đường tránh ngập mới, không phải mở đường vào).

Theo phê duyệt tại Quyết định số 1456/QĐ-BNN-XD, ngày 26/4/2018, tổng mức đầu tư cho Hợp phần bồi thường hỗ trợ, TĐC là 1.059.320 triệu đồng; bố trí 8 điểm TĐC tập trung (xã Yên Phú có 2 điểm, Bình Hẻm 3 điểm, Văn Nghĩa 3 điểm). Đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn thông tin: Tính đến cuối tháng 3/2022, công tác GPMB về cơ bản đã kiểm đếm và chi trả tài sản, nhà ở cho người dân tại các xã Yên Phú, Bình Hẻm, Văn Nghĩa. Về thu hồi và bồi thường đất ở nơi đi, do điều chỉnh quy hoạch các điểm TĐC nên hiện nay chưa phê duyệt được giá đất cụ thể để định giá đất nơi đi. Về giao đất TĐC, huyện đã tổ chức xong cho các hộ tại 3 xã bốc thăm nhận mặt bằng. Đã có 440 hộ nhận lô và xây dựng nhà, còn hơn 100 hộ đang chuẩn bị xây dựng nhà ở.

Cũng theo UBND huyện Lạc Sơn, tháng 12/2021, UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường cho 106 hộ với số tiền 25,1 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa có kinh phí để chi trả. Đồng thời đã kiểm đếm, lập và công khai xong phương án bồi thường đối với đất lâm nghiệp tại xóm Sào, xã Văn Nghĩa với diện tích 33,4 ha, tổng tiền 8,1 tỷ đồng, song chưa trình phê duyệt do chưa có kinh phí. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng giá trị giải ngân đạt 1.059 tỷ đồng. Năm 2022 chưa được bố trí nguồn vốn.

Đáng nói là đối với Hợp phần bồi thường hỗ trợ, TĐC đã và đang tiếp tục phải xin điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, khiến việc triển khai dự án gặp khó khăn. Cụ thể, nội dung báo cáo tổng mức đầu tư sau khi rà soát tại Tờ trình số 179/Ttr-UBND, ngày 3/12/2020 được Bộ NN&PTNT có ý kiến tại Văn bản số 448/BNN-XD về việc điều chỉnh một số nội dung Hợp phần bồi thường hỗ trợ, TĐC Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng với tổng mức đầu tư để hoàn thành hợp phần này trên 1.445.330 triệu đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và các chi phí liên quan trên 942.691 triệu đồng; chi phí đầu tư xây dựng TĐC hơn 502.639 triệu đồng.

Ngày 17/2/2022, UBND tỉnh có Báo cáo số 54/BC-UBND về việc rà soát thực hiện Hợp phần bồi thường hỗ trợ, TĐC Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Theo đó, tổng mức đầu tư để hoàn thành hợp phần cần 1.533,1 tỷ đồng, tăng 87,77 tỷ đồng so với kết quả rà soát lần 1 tại Tờ trình số 179/Ttr-UBND ngày 3/12/2020 (tăng trên 473.780 triệu đồng so với phê duyệt tại Quyết định số 1456/QĐ-BNN-XD, ngày 26/4/2018), với chi phí bồi thường, hỗ trợ và các chi phí liên quan là 980,96 tỷ đồng (tăng 38,27 tỷ đồng); chi phí đầu tư xây dựng TĐC 552,14 tỷ đồng (tăng 49,5 tỷ đồng).

Trao đổi về nguyên nhân này, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Bùi Thanh Tùng thừa nhận: "Trong quá trình thực hiện có những phát sinh. Do điều kiện thực tế của địa phương mà trước hết là năng lực của các đơn vị tư vấn còn hạn chế, chưa giúp cho địa phương đảm bảo được nội dung này. Khi đo đạc các mốc ngập đường viền lồng hồ chưa thể hiện hết diện tích ngập lụt và tài sản bị ảnh hưởng nên phải rà soát đo đạc bổ sung. Do vậy, khi rà soát lại, nguồn vốn để chi trả GPMB và TĐC đã tăng lên. Đơn giá, chế độ chính sách thay đổi cũng làm tăng vốn đầu tư".

Chi phí xây dựng các điểm TĐC tăng do phải điều chỉnh, bổ sung các hạng mục để đảm bảo phù hợp với thực tế công trình. Chi phí xây dựng 2 tuyến đường tránh ngập tăng do phải điều chỉnh hướng tuyến, bổ sung cống thoát nước, gia cố mái taluy âm và trượt giá. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng các khu TĐC và 2 tuyến đường tránh ngập chưa hoàn thành. Người dân chưa thể di chuyển đến ở đã kéo theo chậm tiến độ thi công xây dựng công trình cụm đầu mối.

 (Còn nữa)

Hoàng Nga

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục