(HBĐT) - Hầu hết các dự án trồng rừng, trong đó có dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình triển khai trên địa bàn 2 huyện Đà Bắc, Cao Phong ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân. Nhân dân đã nhiều lần kiến nghị có giải pháp khắc phục những bất cập, trả lại đất cho người dân.


Địa bàn xã Tân Minh (Đà Bắc) có 2 dự án trồng rừng của Công ty CP Phú Thịnh và Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình với diện tích khoảng 700 ha.

Bí thư Đảng uỷ xã Tân Minh (Đà Bắc) Xa Văn Thao cho biết: Trên địa bàn xã có 2 dự án trồng rừng của Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình và Công ty CP Phú Thịnh với tổng diện tích khoảng 700 ha. Nhiều diện tích trên địa bàn xã được giao cho công ty cấp chồng lấn vào diện tích đất của các hộ dân. Nhiều năm nay, các công ty trồng rừng không có động thái triển khai. Cử tri địa phương đã rất nhiều lần đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý dứt điểm tồn tại, sớm giao đất lại cho người dân để người dân yên tâm sản xuất, quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời được hưởng chi phí bảo vệ môi trường rừng.

Dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình triển khai trên địa bàn huyện Đà Bắc chậm triển khai theo nội dung đầu tư tại các xã Trung Thành, Mường Chiềng và một số xóm tại xã Tân Minh. Nguyên nhân do một phần diện tích dự án đã giao cho công ty chồng lấn vào đất rừng của dân theo Nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 15/2/1994 của Chính phủ (đất đã giao cho các hộ dân từ trước khi thực hiện dự án và công ty chưa thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân). Mặt khác, qua thời gian dài, nhiều lần rà soát, hoàn thiện các thủ tục về đất, cây rừng đã tái sinh, cộng thêm một phần các hộ dân địa phương được UBND huyện cấp đất theo Quyết định số 672/QĐ-TTg, ngày 28/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ chồng lấn vào đất công ty đã được giao với diện tích khoảng 24 ha (hộ ông Lò Văn Quyền và Lò Văn Biết tại xóm Mít, xóm Diều Luông, xã Tân Minh) hiện đã thành rừng tự nhiên tái sinh và rừng trồng, do đó, công ty không triển khai thưc hiện được các nội dung đầu tư trên đất đã giao.

Đối với dự án trồng rừng nguyên liệu tại 10 xã thuộc huyện Cao Phong do Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình làm chủ đầu tư, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất tại xã Bắc Phong, do có tranh chấp với Công ty CP thuỷ điện Văn Hồng xây dựng thuỷ điện Suối Tráng với diện tích được giao 570,44 ha. Dự án chậm triển khai tại các xã: Nam Phong, Dũng Phong, Thung Nai, Thu Phong do một phần UBND tỉnh cấp trùng vào diện tích đất ở, đất cây lâu năm, hàng năm khác, đất đã được cấp cho các hộ dân theo Nghị định số 02/NĐ-CP với tổng diện tích khoảng 346,2 ha; cấp chồng lấn vào đất của Công ty CP Lâm nghiệp Hoà Bình khoảng 225 ha; cấp vào đất ở, đất trồng cây hàng năm của 8 gia đình và toàn bộ diện tích 155,51 ha tại xã Dũng Phong chưa trả lại đất cho công ty. Bên cạnh đó, một số hộ dân được UBND huyện Cao Phong cấp đất theo Quyết định số 672 chồng lấn vào đất của công ty được thuê, mặt khác, diện tích đất cấp cho công ty chồng lấn với đất được cấp cho các hộ dân theo Nghị định số 02/NĐ-CP chưa được đền bù giải phóng mặt bằng, do đó không thể triển khai được các nội dung đầu tư.

Cơ quan thanh tra đã kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo rà soát toàn bộ diện tích đã cấp cho Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình và các công ty triển khai dự án trồng rừng còn chồng lấn vào đất ở, đất đã giao cho các hộ dân theo Nghị định số 02/NĐ-CP để lại đất cho các hộ dân; rà soát xác định diện tích đất của UBND tỉnh đã giao cho công ty nhưng UBND huyện Đà Bắc và Cao Phong cấp chồng cho các hộ dân để xác định rõ đất hợp pháp của công ty hay đất của các hộ dân; rà soát diện tích đất đã giao cho Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình tại xã Thu Phong (Cao Phong) cấp chồng lấn với đất của Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình để trả lại đất cho công ty, trường hợp Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình không có nhu cầu sử dụng đất thì báo cáo UBND tỉnh để thuê đất theo quy định. Rà soát hiện trạng sử dụng đất, đối chiếu với bản đồ quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh; trên cơ sở đó xác định hướng đầu tư của dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV D&G Hoà Bình tại địa bàn huyện Đà Bắc, Cao Phong. Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra cũng kiến nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc tham mưu UBND tỉnh cấp chồng lấn diện tích vào đất ở, đất có rừng, đất rừng phòng hộ đã giao cho các hộ dân theo Nghị định số 02/NĐ-CP.


L.C


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục