(HBĐT) - Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày diễn ra cuộc di dân lịch sử giải phóng lòng hồ sông Đà, đứng trước nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã nỗ lực khoác lên "tấm áo mới” cho vùng đất khó. Trẻ em tung tăng trên con đường làng đến trường, nông dân đưa máy móc vào sản xuất, những ngôi nhà khang trang mọc lên. Đó chính là thành quả sự bền bỉ vượt khó của người dân nơi đây.


Hạ tầng KT-XH xã Vầy Nưa (Đà Bắc) từng bước được quan tâm đầu tư, tạo diện mạo mới cho xã vùng lòng hồ.

Ngược dòng thời gian, Vầy Nưa là xã được tách ra từ xã Hào Tráng cũ năm 1963. Lúc ấy, nhân dân sản xuất nông nghiệp là chính, nhưng diện tích bị ngập nặng lên tới hơn 1.200 ha. Năm 1981, cuộc chuyển dân bắt đầu thực hiện, năm 1982 các hộ dưới cos tiến hành chuyển ồ ạt. Tuy nhiên, vướng phải nhiều khó khăn như giao thông chưa có, khan hiếm nước sinh hoạt, thông tin liên lạc hạn chế… Trước tình hình đó, Đảng bộ xã chỉ đạo nhân dân vừa di chuyển, vừa sản xuất để khắc phục khó khăn về kinh tế. Theo đó, có 53 hộ từ Phố Bờ chuyển về thị xã Hoà Bình, huyện lỵ Đà Bắc; 27 hộ chuyển từ xóm Cánh Cửa đi Toàn Sơn, Hào Lý, sau đó đi Long An; xóm Vầy, xóm Trà đi Thung Rếch (Kim Bôi) 13 hộ… Thời gian di chuyển chia làm 3 đợt, từ năm 1982 - 1986.

Dần dần, từ năm 1990 - 1995, các dự án trồng rừng, vay vốn sản xuất được thực hiện góp phần vơi bớt khó khăn cho bà con Vầy Nưa. Với truyền thống vượt khó, người dân Vầy Nưa không chỉ cải thiện được cơ sở hạ tầng mà còn phát triển mạnh kinh tế nhờ khai thác tiềm năng sẵn có. Năm 2001, nơi đây mới có điện, năm 2003 mới xuất hiện những con đường giao thông đầu tiên khiến cho Vầy Nưa "bừng tỉnh”. Người dân đã biết tận dụng lòng hồ sông Đà để nuôi cá lồng. Đến nay, toàn xã có khoảng 250 hộ nuôi hơn 500 lồng cá, trung bình từ 500 - 1.000 con/lồng, thu về khoảng 50 triệu đồng/lồng/năm. Tiêu biểu như gia đình các ông: Đinh Công Út, xóm Săng Bờ; Nguyễn Văn Được, xóm Nưa; Bùi Văn Luân, xóm Tham.

So với năm 2011 khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, xã còn khó khăn đủ đường, từ điện, đường, trường, trạm. Nhưng nay, 75% đường liên thôn, xóm đã được cứng hoá; trên 70 hộ được công nhận gia đình văn hoá; 95% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; trên 95% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn… Trận mưa lũ lịch sử năm 2017, xã Vầy Nưa là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Nhiều hộ phải di chuyển đến nơi ở mới là khu tái định cư Lau Bai. Những ngày đầu, 33 hộ với hơn 100 nhân khẩu đều là dân tộc Dao "khó khăn chồng chất khó khăn”. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhà hảo tâm đầu tư, hỗ trợ, giúp ổn định cuộc sống cho Nhân dân. Ngoài đường sông, xóm có giao thông đường bộ đi lại thuận tiện, hệ thống nhà ở quy hoạch khang trang, kiên cố, 100% hộ dân sử dụng điện lưới an toàn, có sân chơi chung và điểm trường mầm non, tiểu học.

Phấn khởi trước sự đổi thay, đồng chí Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Với 8 xóm và hơn 700 hộ, gần 2.900 nhân khẩu, nhân dân bám làng, bám bản, giữ vững truyền thống đoàn kết. Bộ mặt nông thôn đổi mới là minh chứng rõ nét cho quá trình chúng tôi đã trải qua từ khó khăn, gian khổ, đến niềm vui, hạnh phúc và cuộc sống ấm no, đủ đầy”.



Thanh Sơn


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục