Trong 3 ngày tới (từ ngày 15 – 17/9), quận Hoàn Kiếm sẽ tiến hành thu hồi toàn bộ giấy phép của tất cả các hộ kinh doanh có vị trí ở mặt hành lang an toàn đường sắt.

Chi nhánh Khai thác đường sắt Hà Nội (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) vừa đề nghị UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội) và nhiều phường liên quan phối hợp xử lý tình trạng bán hàng, quay phim, chụp ảnh trên tuyến đường sắt chạy qua khu vực này.

Về vấn đề này, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định, 100% các hộ kinh doanh tại đây vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Vì vậy, muộn nhất trong 3 ngày tới (từ ngày 15 – 17/9), quận Hoàn Kiếm tiến hành thu hồi toàn bộ giấy phép của tất cả các hộ kinh doanh có vị trí ở mặt hành lang an toàn đường sắt (các hộ kinh doanh này có hộ khẩu tại khu vực chắn 5 Trần Phú nhưng kinh doanh ở một vị trí khác). 


Tàu chạy qua "Xóm cà phê đường tàu" tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN phát

Không đánh đổi an toàn của người dân lấy lợi ích kinh tế

Phố cà phê đường tàu chủ yếu nằm dọc theo ba phường: Điện Biên Phủ (quận Ba Đình), Hàng Bông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) thu hút rất đông du khách đến vui chơi, quay phim, chụp ảnh. Riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có trên 30 cửa hàng kinh doanh cà phê, giải khát. Trước khi dịch COVOD-19 diễn ra, vào năm 2018 – 2019, mô hình cà phê đường tàu xuất hiện phục vụ nhu cầu của du khách muốn check in khi đi du lịch. Không chỉ các bạn trẻ Hà Nội mà rất đông du khách các nơi tìm đến cà phê đường tàu khi về tham quan Thủ đô, đặc biệt có rất nhiều khách nước ngoài. Chính lẽ đó đã dấy lên những lo ngại về nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt.

Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên đặt ra vấn đề vi phạm hành lang an toàn đường sắt tại phố cà phê đường tàu, trước đó, đã nhiều lần các cơ quan quản lý đường sắt và chính quyền địa phương vào cuộc xử lý. Trước khi xảy ra dịch COVID-19, quận Hoàn Kiếm đã tiếp nhận thông tin, có nhiều giải pháp, từ tuyên truyền vận động đến xử lý các hộ kinh doanh ở đây, kể cả với khách vi phạm an toàn hành lang đường sắt nên hiện tượng này đã giảm đi rất nhiều. Sau dịch bệnh, khi khách du lịch phục hồi trở lại thì dịch vụ này cũng tự phát theo.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, việc tồn tại các hộ dân trong khu vực này là do lịch sử để lại. Các hộ dân ở đây đều sinh sống từ những năm 1990, trước khi Luật An toàn đường sắt có hiệu lực. Vì vậy, việc giải tỏa các hộ dân ở đây cần có thời gian, kinh phí và chủ trương lớn từ thành phố đến Trung ương mới có thể thực hiện được. Việc kinh doanh tại đây có phát sinh dịch vụ cà phê giải khát, trở thành điểm check-in cho du khách, quận Hoàn Kiếm khẳng định đó là vi phạm an toàn hành lang đường sắt cần phải giải quyết triệt để.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân cho biết, quận Hoàn Kiếm nhận thức rất rõ việc giải quyết trật tự đô thị và an toàn giao thông đường sắt khu vực phố đường tàu là trách nhiệm của chính quyền cơ sở, của quận Hoàn Kiếm và các phường liên quan. Trước khi cơ quan quản lý đường sắt và UBND dân thành phố Hà Nội chỉ đạo, quận đã triển khai nhiều giải pháp xử lý, đặc biệt đã tổ chức rào chắn để ngăn du khách vào check in, tránh gây mất an toàn đường sắt.

Quận Hoàn Kiếm thu ngân sách qua du lịch nhưng không đánh đổi với sự an toàn của người dân lấy bất kỳ lợi ích kinh tế nào– Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định.

"Mở lối" cho các hộ kinh doanh cà phê đường tàu

Trước nhiều ý kiến cho rằng, trong khi Hà Nội đang nỗ lực thu hút khách du lịch đến Thủ đô thì việc tạo ra những điểm đến đặc sắc, được du khách hưởng ứng cần được duy trì và quản lý tốt. Phố cà phê đường tàu có tên ở nhiều trang tin du lịch thế giới, được khách nước ngoài tìm đến rất đông. Tuy vậy, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định đặt vấn đề an toàn lên trên hết.

"Chúng tôi trân trọng, ghi nhận những ý kiến mang tính xây dựng giúp quận Hoàn Kiếm thu hút khách du lịch nhiều hơn và đây là một trong những chỉ tiêu Hoàn Kiếm hết sức quan tâm. Tuy vậy, về xử lý vi phạm thì quan điểm của quận là xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. 100% hộ dân đang kinh doanh khu vực đường tàu là vi phạm an toàn đường sắt nên thời gian tới chúng tôi sẽ thu hồi toàn bộ giấy phép kinh doanh đã cấp và đình chỉ kinh doanh. Chúng tôi sẽ thu hồi trong 3 ngày (từ ngày 15 – 17/9) toàn bộ giấy phép đối với tất cả các hộ kinh doanh có vị trí ở mặt hành lang an toàn đường sắt"- Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Anh Quân khẳng định.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tổ chức rào chắn, tuyên truyền vận động dưới nhiều hình thức để cho người dân, đặc biệt là du khách không đến check-in gây mất an toàn giao thông, mất trật tự ở khu vực này.

Quận Hoàn Kiếm cũng đang xây dựng đề án phát triển du lịch, thương mại gắn với tuyến đường sắt, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đó là đề án phục hồi, khai thác 131 vòm cầu liên quan đến tuyến đường sắt. Quận cũng có đề án xuất phát từ nhu cầu, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân và du khách. Trên cơ sở đó, quận phối phối hợp với Sở Giao thông vận tải Hà Nội và đơn vị quản lý đường sắt xây dựng đề án theo khung giờ, khoảng thời gian tàu chạy để có phương án phù hợp nhất...

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục