(HBĐT) - Ngày 22/9, UBND huyện Lương Sơn tổ chức phiên họp thường kỳ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022.



Quang cảnh phiên họp

Trong 9 tháng, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch (KH) giao; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 1.584 tỷ đồng, đạt 78,2% KH, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 33.895,3 tấn, đạt 100,2% KH; trồng rừng mới 620 ha, đạt 95,4% KH. Thu ngân sách ước thực hiện 504,3 tỷ đồng, đạt 72,8% dự toán tỉnh giao, đạt 36,1% dự toán huyện giao, bằng 199,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ giải ngân vốn đến ngày 30/9 ước thực hiện 488,4 tỷ đồng, đạt 33,8% KH vốn giao, trong đó, vốn ngân sách T.Ư, ngân sách tỉnh đạt 72,1%. Huyện thu hút thêm 8 dự án đầu tư vào địa bàn, với tổng vốn đăng ký 1.913,8 tỷ đồng; thành lập mới 4 HTX, cấp giấy phép kinh doanh cho 395 hộ. Ngành CN - TTCN phát triển ổn định, giá trị 9 tháng ước đạt 16.287 tỷ đồng, đạt 72,75% KH, tăng 26% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thương mại đạt 5.028 tỷ đồng. Trong 9 tháng, toàn huyện đón 72.367 lượt khách du lịch đến địa bàn, doanh thu ước đạt trên 103 tỷ đồng.

Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung, lập quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, các quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn mới...; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với 45 dự án, tổng diện tích 580,4 ha, đến nay đã thực hiện chi trả xong 286,3 tỷ đồng của 13 dự án, tương đương diện tích 348,16 ha. Các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, công tác an sinh xã hội tiếp tục được triển khai thực hiện. Công tác QP-AN được đảm bảo, huyện đã chỉ đạo tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ, phòng chống khủng bố huyện năm 2022.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: Một số công trình, dự án tiến độ triển khai còn chậm; đơn thư khiếu kiện, tố cáo, khiếu nại vẫn xảy ra nhiều; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng mặc dù đã được siết chặt, nhưng tình trạng san hạ, khai thác, vận chuyển trái phép đất, đá, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công còn xảy ra; nhiều nội dung công việc, nhiệm vụ được giao thực hiện chậm, hiệu quả chưa cao; công tác GPMB, đấu giá quyền sử dụng đất, tỷ lệ người dân tham gia BHYT chưa đạt mục tiêu đề ra...

3 tháng cuối năm, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã đề ra. Trong đó, tập trung chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng đã được chỉ ra tại các địa phương; có phương án xử lý sạt lở tại xóm Vé, xã Tân Vinh; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục bồi thường GPMB để sớm triển khai xây dựng dự án kè chống sạt lở đồi Lủ Thao, xã Lâm Sơn. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản, đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn theo kế hoạch; các phòng, ban, ngành, địa phương chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn trong công tác GPMB các dự án, nhất là các dự án có thu tiền sử dụng đất để đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách đã đề ra trong năm 2022. Triển khai tiêm phòng dịch bệnh mùa đông cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại các chợ dân sinh, quán karaoke trên địa bàn…


Thanh Hoàn 
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Lương Sơn)

Các tin khác


Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.

Ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình 

(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.

32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.

Măng nứa tươi - món ngon truyền thống

(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.

Huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.

Đồng hành cùng nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục