(HBĐT) - Chiều 15/2, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến về giải ngân vốn vay tín dụng CSXH, giai đoạn 2022 – 2023 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Dự hội nghị có đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.



Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình.

 Sau hơn một năm triển khai thực hiện, NHCSXH đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, xây dựng, ban hành đồng bộ, đầy đủ các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức giải ngân các chương trình tín dụng, hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 11/NQ-CP. Đến ngày 31/12/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 283.348 tỷ đồng, tăng 35.378 tỷ đồng (+14,3%) so với năm 2021 với trên 6,55 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 254.191 tỷ đồng, tăng 30.179 tỷ đồng (+13,5%) so với cuối năm 2021.

Trong năm 2022, NHCSXH giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt 16.024 tỷ đồng với gần 300 nghìn khách hàng được vay vốn. Trong đó, chương trình cho vay HS-SV mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến đạt 827 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội đạt 4.032 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ việc làm đạt 10.000 tỷ đồng; cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 194 tỷ đồng; chương trình cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đạt 971 tỷ đồng. Đến hết năm 2022, NHCSXH giải ngân vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất đạt 93 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trên 6%/năm với tổng số tiền 878 tỷ đồng.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ năm 2022 mới hoàn thành 84,3% chỉ tiêu giao. Tiến độ rà soát, lập, phê duyệt danh sách đối tượng hưởng thụ tại một số địa phương còn chậm hoặc chưa bảo đảm quy định. Cả nước chưa có chi nhánh ngân hàng nào giải ngân được chính sách hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý; mới có 16/50 tỉnh, thành phố có địa bàn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giải ngân được chính sách hỗ trợ đất ở.

Tại hội nghị, lãnh đạo một số địa phương đã thảo luận về những kết quả, tồn tại, vướng mắc trong thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Đề xuất, kiến nghị và đề ra một số giải pháp để triển khai đạt hiệu quả. Lãnh đạo các bộ, ngành làm rõ một số vấn đề khó khăn, vướng mắc mà lãnh đạo các địa phương nêu ra.

 Viết Đào

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục