(HBĐT) - Làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn) nằm dọc quốc lộ 6, trên địa bàn xóm Đoàn Kết, cách không xa trụ sở UBND xã. Nhiều sản phẩm đồ mỹ nghệ thủ công, đá cảnh đẹp, ấn tượng được trưng bày tại các cơ sở sản xuất.


Anh Đoàn Xuân Thành, trưởng làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn) giới thiệu sản phẩm đồ mỹ nghệ.

Các nghệ nhân, thợ lành nghề miệt mài lao động sáng tạo những sản phẩm riêng có từ nguyên liệu gỗ, đá sản xuất ra sản phẩm nghệ thuật muôn hình, muôn vẻ độc đáo, sống động phục vụ nhu cầu khách hàng mọi nơi.  Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh có mặt ở xã Lâm Sơn từ năm 1994, đến nay gần 30 năm. Từ một vài hộ ban đầu, cùng với thời gian có thêm nhiều hộ tham gia sản xuất, kinh doanh, chế tác gỗ lũa, đá cảnh. Mẫu mã, quy mô sản xuất được đầu tư mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu trang trí, hưởng thụ của người dân xa gần. Năm 2017, địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh.

Thăm cơ sở sản xuất của anh Đoàn Xuân Thành, trưởng làng nghề. Cơ sở của anh Thành có 3 thợ lành nghề trực tiếp tham gia sản xuất hàng mỹ nghệ gỗ lũa như bàn ghế, các linh vật, đã cung cấp ra thị trường hàng trăm sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm được chế tác từ các loại gỗ quý hiếm, có giá trị nghệ thuật cao như: Long chầu, ngũ phúc, tam bảo…

Chúng tôi đến đúng lúc anh đang miệt mãi gọt rũa mảnh gốc gù hương tỏa hương thơm ngát. Anh Thành tâm sự: Trước đây, xã Lâm Sơn có nhiều điều kiện để phát triển vì sở hữu nguồn nguyên liệu là những gốc cây quý, đá cảnh quý tự nhiên của địa phương. Sau này thành nghề, làng nghề, người dân đã tìm kiếm gỗ, đá ở các địa phương khác về gia công, chế tác. Những năm gần đây, nhất là khi được công nhận là làng nghề đã cung cấp hàng trăm sản phẩm hàng mỹ nghệ gỗ lũa ra thị trường, nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhiều người muốn sở hữu. Sau dịch bệnh, cùng với thị trường bất động sản trầm lắng, hoạt động của làng nghề dần ổn định trở lại.

Hiện, tại xã Lâm Sơn, ngoài cơ sở của anh Đoàn Xuân Thành còn có nhiều cơ sở sản xuất gỗ lũa, đá cảnh quy mô khá lớn như: cơ sở sản xuất gỗ lũa Luận Hoài; cơ sở chế tác đá cảnh của các ông: Lê Huy Sơn, Trần Xuân Thể, Trần Duy Minh… 

Phần lớn các sản phẩm làm từ gỗ lũa đều đẽo thành các bức tượng Thần Tài, Phật Di Lặc, Đạt Ma Sư Tổ, các linh vật, động vật, cây cối... Nhiều sản phẩm được sản xuất, trưng bày, hàng trăm sản phẩm từ bàn ghế, các tượng long - ly - quy - phượng, tam phúc, tam bảo... được khách hàng tin dùng đặt hàng. Nghề gỗ lũa, đá cảnh là hướng đi riêng có của xã Lâm Sơn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương. Hiện toàn xã có 53 hộ (chủ yếu ở xóm Đoàn Kết) tham gia nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh, số thợ lành nghề cũng tăng lên hơn 100 người.

Sản phẩm của làng nghề gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn thường xuyên tham gia hội chợ ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam và một số tỉnh phía Nam. Sản phẩm ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương.

Lê Chung

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục