(HBĐT) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định những giải pháp cần thực hiện ngay để thích ứng với quy định không gây mất rừng EU, tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu các ngành hàng gỗ, cà phê, cao su sang thị trường EU.



Quang cảnh hội nghị.

Chiều 4/11, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng EU. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Tháng 5/2023, Ủy ban Châu Âu (EC) đã thông qua quy định không gây mất rừng (EUDR). Đây là quy định mới nhất của EU liên quan đến vấn đề phát triển xanh và bền vững, trong đó quy định cụ thể về các sản phẩm nông sản không được gây mất rừng. EUDR cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái từ rừng kể từ sau ngày 31/12/2020, gồm: chăn nuôi gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và các hàng hóa được nuôi hoặc sản xuát bằng các sản phẩm đó như da, giấy in, đồ nội thất, than củi... 

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp cần thực hiện để tránh ảnh hưởng bởi quy định EUDR khi xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như cà phê, cao su, gỗ sang thị trường EU. 

Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cùng đồng hành bổ sung kế hoạch hoạt động của địa phương thích ứng với EUDR. Trong đó, tập trung giám sát sát chặt chẽ vùng nguy cơ rủi ro cao (các vùng trồng xen kẽ rừng) đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi EUDR, đặc biệt là cà phê; tăng cường tuần tra, giám sát cộng đồng để bảo vệ rừng. 

Đồng chí Bộ NN&PTNT giao các cơ quan chuyên môn liên quan phối hợp với các đơn vị của Bộ, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế xây dựng, công nhận cơ sở dữ liệu quốc gia về rừng tự nhiên, rừng trồng. Rà soát, thống nhất bản đồ thực địa; chia sẻ cập nhật và số hóa dữ liệu bản đồ địa chính các vườn trồng và điều tra bổ sung đối với các vườn chưa có trên bản đồ. Dựa trên dữ liệu về rừng, vùng trồng phân định các vùng có nguy cơ phá rừng, từ đó xác định các giải pháp phù hợp trong giám sát, bảo vệ, khôi phục rừng. Tuyên truyền phổ biến quy định EUDR, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đến các cơ quan quản lý các cấp, các tác nhân trong các chuỗi giá trị ngành hàng. Xây dựng và triển khai truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng đến vùng có gắn với định vị của từng vườn đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi EUDR. Thành lập hoặc kiện toàn nhóm công tác công tư cấp tỉnh, triển khai các hoạt động hợp tác công tư...



Đ.H


Các tin khác


Yên Hòa ngày mới

(HBĐT) - Tính từ tháng 10/2017 - 10/2023 vừa tròn 6 năm, xã Yên Hòa (Đà Bắc) hồi sinh mạnh mẽ sau trận lũ lịch sử. Kinh tế ở xã có bước phát triển khá, hệ thống giao thông được tu sửa, công trình hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng. Đời sống người dân dần ổn định, thu nhập cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Siết chặt quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường

(HBĐT) - Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và nâng cao chất lượng các loại nông sản là nền tảng để gia tăng giá trị, niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm, góp phần đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là mở rộng xuất khẩu. Vì vậy, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để cải thiện chất lượng nông, lâm, thủy sản.

Thị trường bất động sản trầm lắng ảnh hưởng đến thu ngân sách

(HBĐT) - Thời gian qua, mặc dù tỉnh và các sở, ngành, huyện, thành phố quyết liệt chỉ đạo, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), nhưng nhìn chung tình hình vẫn chưa có tín hiệu cải thiện.

Xây dựng 66 công trình điện, tổng mức đầu tư 1.394 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh xây dựng 66 công trình điện, tổng mức đầu tư 1.394 tỷ đồng. Hòa Bình hiện được cấp điện từ 2 nguồn chính: hệ thống điện lưới quốc gia và các nhà máy thủy điện nhỏ, hệ thống năng lượng mặt trời. Ngoài ra, còn một số đường dây liên kết với tỉnh Sơn La, Ninh Bình. Điện lưới quốc gia đã đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Xã Vũ Bình đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 1/11, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức lễ công bố xã Vũ Bình đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Tới dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; Bùi Thị Minh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục