Việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp không chỉ là yêu cầu cấp thiết trước mắt mà còn là đòi hỏi có tính chiến lược lâu dài trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước.


Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). (Ảnh: TRẦN QUỐC)

Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm cách củng cố nội lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy một bức tranh với nhiều "điểm sáng” khi các chỉ số tiếp tục chuyển biến tích cực nhờ sự nỗ lực của các địa phương trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, điểm trung vị PCI 2024 đạt 67,67 điểm, tăng 1 điểm so năm 2023 và là năm thứ 8 liên tiếp vượt mốc 60 điểm. Đây là ngưỡng phản ánh một môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn.

Song bên cạnh những "điểm sáng”, PCI 2024 cũng chỉ ra những "gam màu xám” đang kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khi chi phí không chính thức có dấu hiệu quay trở lại. Có tới gần 37% doanh nghiệp được hỏi cho biết, phải chi trả các khoản phí ngoài quy định (tăng 4% so năm 2023); 28% doanh nghiệp cho biết phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra (tăng 12% so năm 2023).

Những khoản chi phí này không chỉ làm tăng gánh nặng tài chính mà còn làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp vào tính công bằng và minh bạch của hệ thống quản lý. PCI 2024 cũng "điểm mặt” 5 khó khăn hàng đầu các doanh nghiệp gặp phải, trong đó tiếp cận tín dụng chiếm đến 54%, tìm kiếm khách hàng 49%, biến động thị trường 38%,...

Những khó khăn này tiếp tục khiến các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều thách thức trong duy trì và mở rộng sản xuất. Nếu không có những hành động quyết liệt tháo gỡ, chắc chắn làm suy giảm niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh, giảm sức hấp dẫn của nền kinh tế với dòng vốn trong và ngoài nước.

Trước thực trạng đó, ngày 12/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 63/CĐ-TTg về chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, khắc phục những hạn chế được chỉ ra trong báo cáo PCI 2024; đồng thời, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như tiếp cận đất đai và cấp phép đầu tư; kiên quyết loại bỏ ngay những rào cản, điều kiện kinh doanh không cần thiết; chấm dứt ngay tình trạng chi phí không chính thức, bảo đảm sự công bằng và minh bạch trong môi trường kinh doanh,...

Đây không chỉ là sự khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp, mà còn là thông điệp rõ ràng về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan quản lý các cấp. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, việc tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thuận lợi, ổn định là yếu tố sống còn để duy trì đà phục hồi và phát triển của nền kinh tế đất nước.

Để thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo này, các bộ, ngành và địa phương cần tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu; xây dựng cơ chế phản hồi hiệu quả để doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề mà không lo bị trù dập, gây khó dễ; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giảm thiểu các cơ hội cho chi phí không chính thức phát sinh.

Bên cạnh đó, phải có những chính sách rõ ràng, minh bạch, kèm theo các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận quỹ đất, các gói tín dụng ưu đãi. Quan trọng nhất, cần xem việc chấn chỉnh kỷ cương không chỉ là mệnh lệnh nhằm chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong bộ máy mà còn phải đổi mới cách làm, thay đổi tư duy, thái độ phục vụ, năng lực thực thi của cả hệ thống.

Mỗi cải thiện, dù nhỏ, nếu bền bỉ và đồng bộ chắc chắn sẽ góp phần làm nên sự thay đổi lớn, tạo niềm tin vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài, tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Bảo vệ thủy sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, sản xuất thuỷ sản bị tác động không nhỏ bởi thời tiết. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, mưa lũ, do những biến đổi bất thường về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và phát tán, đồng thời gây nên các hiện tượng "sốc môi trường” cho động vật thủy sản, mầm bệnh có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể động vật thủy sản để gây bệnh.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

Từ những sản phẩm nuôi trồng tự phát phục vụ gia đình và tiêu thụ tại thị trường nhỏ lẻ, nhiều hợp tác xã (HTX) đã khai thác lợi thế địa phương hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, theo hướng hàng hoá.

Cắt 100 mã vùng trồng, siết chặt chất cấm trên sầu riêng

Qua rà soát, mặc dù mới chỉ có 20% diện tích sầu riêng có mã số vùng trồng nhưng vẫn nhiều mã số phải tạm dừng để hoàn thiện.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng - “Chìa khóa” giải ngân

Giải ngân đầu tư công cả nước hết tháng 4 đạt hơn 128.000 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 1% nhưng về giá trị tuyệt đối lại cao hơn 18.000 tỷ đồng.

“Đòn bẩy” vốn tiếp sức nông dân nuôi ong làm giàu

Nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh mát tại thôn Gốc Xanh, xã Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ), những thùng ong xếp ngay ngắn không chỉ là "gia tài" mà còn là thành quả của hành trình vươn lên từ hai bàn tay trắng, được tiếp sức kịp thời từ nguồn vốn ý nghĩa. Câu chuyện của ông Lê Kim Đồng (SN 1966) là một điển hình, khởi nguồn từ một cái duyên tình cờ nhưng đã đơm hoa, kết quả ngọt ngào nhờ đam mê và sự hỗ trợ đúng lúc.

3,5 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2025

UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo đó, quyết định phân bổ kinh phí 3,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương để hỗ trợ cho các DNNVV. Giao Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh khảo sát nhu cầu, lựa chọn doanh nghiệp tham gia; xây dựng dự toán chi tiết theo nội dung hỗ trợ gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục