Trong những ngày gần đây, nhất là sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% đầu tháng 12 vừa qua, đã có những cuộc bàn cãi sôi nổi trong giới tài chính ngân hàng liên quan đến việc có nên bãi bỏ lãi suất cơ bản và thay vào đó một cơ chế lãi suất thích hợp hơn.

 

Về vấn đề này, Báo Lao Động đã có bài phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - là Giáo sư môn tài chính ngân hàng (NH) cho các chương trình MBA tại Georgetown University, Polytechnic University Pomona và University of the West (Mỹ).

- Ông có nhận xét gì về việc thực hiện lãi suất cơ bản (LSCB) ở VN?

- Trước hết, chúng ta phải ghi nhận tác dụng thực tế của LSCB từ giữa năm 2008 đến nay là bất cứ khi nào NHNN VN thay đổi LSCB, thị trường tín dụng và những thị trường vốn như vốn huy động, CK đều tức thì và thường theo hướng mà NHNN mong muốn. Vấn đề đặt ra là liệu những tác dụng trên thị trường do phản ứng tức thời đó có tồn tại lâu và giữ sự ổn định của thị trường không và nếu không thì có nên hay không thay thế LSCB bằng mồt cơ chế lãi suất khác hữu hiệu hơn để thực hiện chính sách tiền tệ trong khung cảnh của một nền kinh tế thị trường?

Trong lần nâng LSCB vừa qua của NHNN từ 7% lên 8% và do đó lãi suất cho vay tăng từ 10,5% lên 12%, tác dụng tức thời và trực tiếp của biện pháp này là thị trường tín dụng bị thắt chặt tức thì. Chi phí lãi tăng làm các DN giảm thiểu vay mượn từ NH. Ngoài ra, các NH cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn và do đó tăng cao chi phí lãi đầu vào và vì thế lựa chọn kỹ càng hơn những đối tượng cho vay có khả năng trả lãi suất cho vay và khả năng trả nợ cao.
 
Mục đích của việc tăng LSCB là thắt chặt sự tăng trưởng cung tiền, kềm chế lạm phát và do đó ổn định vĩ mô. Kinh nghiệm trong những năm qua đã chứng tỏ việc điều chỉnh lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) của NHNN.

- Nhưng có ý kiến cho rằng, nếu cố giữ lại LSCB như hiện này là không phù hợp vì nó có những mặt tiêu cực?

- Đúng thế, ở đây tôi không nói là mặt tiêu cực mà chỉ đề cập đến tác dụng phụ của việc điều chỉnh LSCB trong kỳ vừa qua. Nhiều NH đã lách lãi suất trần 12% bằng cách thu phí dịch vụ từ các DN đi vay.

Đối với các NH đó việc thu phí phụ trội này là mức lãi suất trần 12%/năm quá thấp không đủ để bảo đảm mức lợi nhuận chênh lệch (interest rate spread) cần thiết cho khả năng sinh lời của ngân hàng, trung bình phải khoảng 2,5- 3%/năm (lãi suất đầu ra - lãi suất đầu vào, liên quan đến món vay), trong khi chi phí nguồn vốn huy động tăng nhanh vì lãi suất tiền gửi của khách hàng tăng cùng chiều với lãi suất cho vay trên thị trường NH.
 
Tất cả những phí phụ trội này cộng với lãi suất trên sổ sách đã làm cho mức lãi suất thực tăng cao hơn nhiều so với LSCB. Đấy là chưa kể việc rất nhiều những thành phần kinh tế không có khả năng vay vốn NH như nhiều DN nhỏ trong giới tiểu thương phải đi vào thị trường vay vốn chợ đen vay với lãi suất cắt cổ.

Cũng cùng một nhịp độ với lãi suất cho vay, lãi suất trả cho tiền gửi khách hàng tăng cao. Nhiều NH đã sẵn sàng trả cho khách hàng gửi tiền một mức lãi suất cao hơn nhiều mức trần 10,5%/năm do NHNN chỉ đạo. Nhiều NH khác tuy vẫn trả khách hàng gửi tiền với lãi suất trên sổ sách là 10,49%, nhưng trên thực tế lại có những chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn, chẳng hạn trả trước tiền lãi, tặng tiền và tặng quà cho những món tiền gửi lớn. Trong những tuần lễ cuối năm 2009, ngay cả lãi suất qua đêm trên thì trường liên NH có lúc lên trên 20%/năm, vượt quá xa với mức 12% do NHNN quy định.

Những hiện tượng và tác dụng phụ liên quan đến việc điều chỉnh LSCB thể hiện một sự kiện rõ ràng là LSCB không phản ánh một mức lãi suất thực của thị trường, mà là một mức lãi suất được ấn định dựa vào chủ trương của NHNN vào một thời điểm nhất định khi thực hiện CSTT vào giai đoạn đó.

Việc áp đặt LSCB là một biện pháp hành chính không dựa vào cơ sở vận hành cung và cầu của kinh tế thị trường. Ở đây tôi không bàn đến khía cạnh luật pháp của việc những thành phần kinh tế (ngân hàng, người đi vay, người gửi tiền) chấp nhận/đòi hỏi những mức lãi suất vượt xa LSCB do NHTƯ áp đặt, tôi chỉ đưa ra sự kiện là LSCB không dựa trên cơ sở kinh tế thị trường mà là những quyết định đơn phương của NHNN và từ đó gây ra những sự tự điều chỉnh của các thành phần kinh tế sau những quyết định về LSCB của NHNN

- Vậy có nên bỏ LSCB và tìm cơ chế khác thích hợp hơn? Theo chúng tôi được biết thì NHTƯ Mỹ có cách điều hành lãi suất khá hiệu quả. Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về lãi suất (Federal Funds Rate) của NHTƯ Mỹ?

- Việc VN có nên bỏ LSCB hay không tôi xin dành câu trả lời cho các nhà làm chính sách. Ở đây, tôi xin bàn đến một loại lãi suất tương tự đươc NHTƯ Mỹ áp dụng, được gọi là “Federal Funds Rate” (tạm dịch là lãi suất vốn liên bang), hay gọi tắt là “Fed Fund Rate” (từ đây gọi là “FFR”). FFR có chức năng giống như LSCB, vì FFR là một công cụ của chính sách tiền tệ của NHTƯ Mỹ (Federal Reserve Bank, hay gọi tắt là “Fed”). Theo định nghĩa, FFR là lãi suất mà các định chế tài chính (chủ yếu là NHTM) trả cho nhau trên số dư cho nhau vay tại Fed.

Dĩ nhiên, hệ thống tài chính của Mỹ và cơ cấu tổ chức NHTƯ của Mỹ khác biệt với VN, nhưng chúng ta có thể đi tìm một mô hình trên cơ sở cơ chế thị trường để xây dựng LSCB, mà mô hình của Federeal Reserve Bank là một mô hình đáng nghiên cứu.

- Xin cảm ơn tiến sĩ!

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục