Công trường Nhà máy thủy điện Sơn La.

Công trường Nhà máy thủy điện Sơn La.

Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, việc Việt Nam năm 2009 đạt mức tăng trưởng GDP 5,32%; lạm phát dưới 7%; các nhà tài trợ thế giới cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam hơn tám tỷ USD trong năm 2010 (đạt mức cao nhất từ trước tới nay), thu hút FDI đạt hơn 21 tỷ USD; tỷ lệ hộ nghèo từ 13% giảm xuống còn 11%; giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người..., theo giới

phân tích nước ngoài, đó là một kỳ tích.

Năm 2009, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với sự điều hành chặt chẽ, quyết liệt, có hiệu quả, Chính phủ đã thực hiện có kết quả mục tiêu tổng quát mà T.Ư Ðảng, Quốc hội đã đề ra cho cả năm 2009. Cụ thể là, đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; trong khó khăn, vẫn huy động được nguồn lực đáng kể để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng và tái cấu trúc nền kinh tế; Chính phủ tiếp tục quan tâm và thu được những kết quả tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác đối ngoại.

Các chuyên gia trong nước đã khẳng định, kinh tế nước nhà đã vượt qua giai đoạn đáy suy thoái và đang có xu hướng phục hồi. Giới phân tích nước ngoài đánh giá chúng ta đã làm được kỳ tích: đạt mức tăng trưởng GDP 5,32%, trong thời điểm kinh tế toàn cầu suy thoái; lạm phát dưới 7%, trong điều kiện Chính phủ phải triển khai nhiều chính sách kích thích kinh tế; các nhà tài trợ thế giới cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam hơn 8 tỷ USD trong năm 2010 (đạt mức cao nhất từ trước tới nay), thu hút FDI đạt hơn 21 tỷ USD trong khi kinh tế thế giới chưa có sự phục hồi rõ ràng; tỷ lệ hộ nghèo từ 13% giảm xuống còn 11%; giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người...

Ðạt được thành tựu nêu trên trong năm 2009, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã có nhiều cải tiến. Chính phủ đã bám sát diễn biến, đánh giá đúng tình hình thế giới và trong nước, xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ, chuyển hướng kịp thời, quyết sách nhanh nhạy, trên cơ sở đó chỉ đạo, điều hành một cách tập trung, quyết liệt, liên tục, cụ thể, ứng biến và sáng tạo. Hoạt động chỉ đạo điều hành vừa tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là khôi phục đà tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, vừa mang tính hệ thống, toàn diện và đồng bộ. Nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, thực hiện sự phát triển bền vững, Chính phủ một mặt chú trọng phát triển kinh tế, duy trì tăng trưởng kết hợp với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Mặt khác, tập trung giải quyết các vấn đề trung và dài hạn như điều chỉnh mô hình tăng trưởng, chú trọng xây dựng và cải cách thể chế, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, chú ý hơn việc bảo vệ môi trường. Ðây chính là những trụ cột chủ yếu để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2009 mang tính linh hoạt, ứng biến, theo sát diễn biến tình hình trong nước và thế giới. Cùng với việc chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội thường xuyên đã được xác định, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các ngành, các cấp phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tập trung giải quyết nhiều vấn đề đột xuất, phát sinh như: Phòng, chống cúm A (H1N1); phòng, chống và khắc phục hậu quả các cơn bão số 9, số 11; chấn chỉnh và tăng cường hoạt động của các thị trường; tổ chức tốt một số sự kiện trong nước và các hoạt động đối ngoại quan trọng ...

Năm 2010, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII là: Nỗ lực phấn đấu, phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006 - 2010. Ðể thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, Chính phủ đã đề ra tám giải pháp chủ yếu, đó là: Phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng; Ðiều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu, ngăn chặn lạm phát cao trở lại; Ðẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ; Tạo chuyển biến trong công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trên cơ sở bài học kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành năm 2009, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được phân công, đặc biệt nhấn mạnh năm nhiệm vụ cần lưu ý trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2010, đó là: Cần làm tốt chức năng quản lý nhà nước, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo điều hành hoạt động cụ thể, tăng cường trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trước Ðảng, Nhà nước và nhân dân, hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mỗi thành viên Chính phủ; Chính phủ và các thành viên Chính phủ phải bám sát thực tiễn, làm tốt hơn công tác dự báo tình hình chung cũng như của các bộ, ngành, linh hoạt điều chỉnh mục tiêu cho sát thực tế. Chỉ đạo điều hành sâu sát, quyết liệt hơn nhưng cũng cần lắng nghe để đưa ra được các chính sách thích hợp; năng động sáng tạo trên cơ sở giữ đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, phối hợp tốt hơn giữa các bộ, ngành, đoàn kết, chung sức, chung lòng cùng hoàn thành nhiệm vụ. Làm tốt hơn công tác thông tin, thông tin đầy đủ tạo điều kiện để nhân dân biết và hiểu đúng các vấn đề phát sinh trong thực tiễn của đất nước. Các cơ quan báo chí phải vì lợi ích chung, vì lợi ích của đất nước mà thông tin đầy đủ và chính xác, góp phần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
 
 
                                     Theo ND

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục