Hệ thống chợ nông thôn đáp ứng nhu cầu về phục vụ hàng thiết yếu cho nhân dân

Hệ thống chợ nông thôn đáp ứng nhu cầu về phục vụ hàng thiết yếu cho nhân dân

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi, địa giới hành chính được phân chia thành 11 huyện, thành phố. Hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận lợi đã tạo điều kiện giao thương hàng hoá các tỉnh trong khu vực và phát triển hệ thống thương mại của tỉnh.

 

Mỗi huyện, thành phố đều có chợ trung tâm làm đầu mối phân phối hàng hoá cho các chợ thuộc khu vực nông thôn và các điểm bán lẻ. Trên địa bàn tỉnh có trên 100 chợ các loại với trên 1,3 vạn hộ đăng ký kinh doanh. Trong năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 4.150 tỷ đồng, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện đạt 3.820 tỷ đồng. Chỉ số giá tiêu dùng chung năm 2009 tăng 6% so với tháng 12/2008.  

Nhìn chung, hệ thống chợ nông thôn đáp ứng nhu cầu về phục vụ hàng thiết yếu cho khu vực nông thôn; là nơi tiêu thụ các sản phẩm nông sản, giải quyết được nhu cầu trao đổi hàng hóa, phân phối lại đến các chợ thành, thị và các tỉnh trong khu vực. Thông qua chợ, người dân được học hỏi kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế và làm quen với nền kinh tế thị trường. Chợ nông thôn được hình thành xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của đa số người dân sinh sống trong một khu vực, nơi giao nhau giữa các ngã ba, ngã tư đường, nơi khu vực đông dân hay những nơi không thuận tiện giao thông và xa các chợ trung tâm, lâu dần phát triển thành chợ. Một số chợ hoạt động hiệu quả nhờ được quy hoạch ở vị trí thuận lợi, nơi tập trung đông dân cư, thường là trung tâm các xã, cụm xã, trung tâm thị trấn, thị tứ. Vào những phiên chợ, nhiều sản vật được người dân trao đổi, thương lái cũng tìm đến các chợ để thu mua nông sản của người dân. Do đặc thù miền núi chợ không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, mà còn phản ánh nét văn hoá mang đậm bản sắc người bản địa. Thêm vào đó, nhờ việc xây dựng chợ được đầu tư đồng bộ với xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển, giao thương.  

Bên cạnh đó, hiện nay còn nhiều chợ tự phát hình thành do nhu cầu phục vụ tiêu dùng cho một bộ phận nhỏ dân cư sinh sống trong thôn, xóm, ấp. Chợ tư phát chủ yếu phục vụ các mặt hàng thực phẩm tươi sống, nông sản và bách hoá tổng hợp, v.v. Những chợ này tồn tại được là do điều kiện đến các chợ trung tâm xa, chiếm nhiều thời gian cho việc đi chợ, đặc biệt là chợ ven hồ Hòa Bình (khoảng 20 chợ). Thành phần tham gia kinh doanh tại các chợ nông thôn chủ yếu là các hộ nông nghiệp với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là nông sản, thực phẩm tươi sống tự sản xuất và nuôi trồng. Các hộ tự trao đổi hàng hoá với nhau hoặc cung ứng cho các thương lái để tiêu thụ tại các chợ trung tâm hay khu vực lân cận. Các hộ tiểu thương kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tại chợ chiếm số lượng ít, chủ yếu là vải sợi, quần áo may sẵn và bách hoá tổng hợp, dịch vụ ăn uống giải khát... 

Trong những năm gần đây, xác định chợ là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu, các huyện, thành phố đã quy hoạch và dành quỹ đất cho việc xây dựng chợ, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống chợ đầu mối nông sản và nhiều khu vực chợ nông thôn. Đáng chú ý là hệ thống chợ ở trung tâm cụm xã được đầu tư với quy mô phù hợp đã khuyến khích người dân phát triển sản xuất, mở rộng hệ thống thương mại đến với các vùng dân cư, đặc biệt là đối với các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn, như: Chợ Xà Lĩnh (Pà Cò – Mai Châu), Chợ Lũng Vân (Tân Lạc), Chợ Mường Chiềng (Đà Bắc), Chợ Ngọc Sơn (Lạc Sơn)...  

Do tập quán tiêu dùng và điều kiện sản xuất nông nghiệp nên đa số các chợ nông thôn chỉ hoạt động kinh doanh (KD) vào buổi sáng (chỉ diễn ra vài giờ), sau đó chỉ còn một số ít hộ tiểu thương KD suốt ngày hay có những chợ không hoạt động KD vào buổi chiều, nên việc đầu tư xây dựng mới hay nâng cấp sửa chữa ít được quan tâm của các cấp chính quyền. Vẫn còn các hộ tiểu thương không KD ở nhà lồng chợ, họ bày bán hàng hoá lấn chiếm lòng lề đuờng làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông và mất đi vẻ mỹ quan về văn minh thương mại trong hoạt động KD tại chợ. Một số chợ đã xây nhưng đường giao thông đi lại khó khăn nên việc trao đổi hàng hóa của nhân dân chưa phát triển mạnh. Lượng hàng hoá trao đổi tại chợ còn nghèo nàn, thu nhập và sức tiêu thụ của bà con thấp, nên đa số các chợ nông thôn chỉ hoạt động kinh doanh vào buổi sáng, một tuần một đến hai phiên, mỗi phiên diễn ra trong vài giờ, sau đó chỉ còn một số ít hộ tiểu thương kinh doanh suốt thời gian còn lại. Việc thu hút vốn đầu tư tư nhân để xây chợ nông thôn gặp rất nhiều khó khăn, do vốn đầu tư xây chợ lớn, nhưng khả năng hoàn vốn thấp và kéo dài. Chính vì vậy, các nhà đầu tư chỉ chọn những chợ nào có khả năng sinh lợi nhanh (chợ trung tâm huyện) và “từ chối” đầu tư đối với các chợ vùng sâu.  

Để chợ nông thôn phát triển, nâng cao đời sống người nông dân, cần sự hỗ trợ nhiều từ phía nhà Nước và các cấp, ngành. Nhà nước xây dựng, hoặc hỗ trợ xây dựng mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật của chợ. Các DN, cá nhân và hộ kinh doanh cùng tham gia đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý chợ. Vốn xây dựng các chợ dân sinh, chợ biên giới lồng ghép vào các dự án và chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, hỗ trợ thêm bằng nguồn vốn ngân sách địa phương để tạo dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài chợ. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23/QÐ-TTg ngày 6/1/2010 phê duyệt Ðề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020". Theo đó, từ nay đến năm 2020, sẽ có khoảng 9.126 tỷ đồng đầu tư phát triển thương mại nông thôn với mục tiêu tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ; 80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa. Đây là cơ hội tốt để tỉnh đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển hẹe thống thương mại vùng nông thôn. 

 

                                                                     Ngọc Vinh

 

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục