Công ty RQNS Cao Phong xác định cam là cây thế mạnh

Công ty RQNS Cao Phong xác định cam là cây thế mạnh

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, tỉnh ta có 5 nông trường với tổng diện tích quản lý 6.400 ha, trong đó đất canh tác 3.100 ha, đất lâm nghiệp 940 ha, đất phi nông nghiệp 1.300 ha, đất không sử dụng 860 ha. Tháng 12/2005, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án sắp xếp đổi mới các nông lâm trường quốc doanh.

 

Đề án cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định QĐ 160/2006/QĐ-TTg ngày 3/7/2006. Theo đó, 5 nông trường sẽ chuyển thành 3 công ty. Tuy nhiên, chỉ có 2 đơn vị chuyển đổi xong, đó là Nông trường Cao Phong chuyển thành Công ty Rau quả nông sản Cao Phong và Nông trường Cửu Long chuyển thành Công ty SXCBDV Cửu Long. 3 nông trường còn lại là Nông trường 2/9, Sông Bôi, Thanh Hà đến nay vẫn chưa chuyển đổi được. Theo ông Vũ Văn Hậu, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở NN&PTNT), nguyên nhân là do kế hoạch sát nhập 3 nông trường thành một để xây dựng nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu tại huyện Lạc Thuỷ chưa thực hiện được. Hoạt động của các nông trường hiệu quả thấp, mức nộp cho ngân sách Nhà nước chỉ đạt khoảng 20 – 30 triệu đồng/năm trong khi sử dụng diện tích đất lớn. Việc sắp xếp đổi mới hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh là việc làm cần thiết, nhưng để tránh tình trạng “bình mới rượu cũ” thì cần những chính sách linh hoạt, phù hợp.

 

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 1151/TTg-ĐMDN, trong đó nêu rõ “Những doanh nghiệp trong diện cổ phần hoá, đến thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2010 mà chưa thể thực hiện chuyển đổi được thì trước mắt chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Bộ, UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu và sẽ cổ phần hoá sau năm 2010.” Theo đó, trong tháng 3/2010, Ban chỉ đạo tỉnh sẽ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án chuyển đổi của các nông trường và dự kiến hoàn thành trước 30/6/20010.

 

Ông Nguyễn Đức Mạnh, Giám đốc nông trường Thanh Hà cho biết: Nông trường quản lý hơn 600 ha đất sản xuất và cho trên 700 hộ nhận khoán, trong đó khoảng 300 ha trồng ngô, 200 ha mía nguyên liệu, 50 ha cam, 50 chè. Nông trường đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên, song rất khó để có thể cổ phần hoá vì công ty không có nhà xưởng sản xuất, chế biến. Nông trường 2/9 quản lý gần 460 ha đất với 650 hộ nhận khoán, sản phẩm chủ yếu là chè. Nông trường có xưởng chế biến chè búp tươi với công suất 8 – 10 tấn/ngày. Nhưng theo Giám đốc Phạm Bá Thoại, nông trường hiện mới đang hoàn thiện đề án chuyển đổi trình UBND tỉnh phê duyệt.

 

Ngay cả những nông trường đã chuyển đổi thì cũng vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Ông Bùi Văn Kẹn, Giám đốc Công ty RQNS Cao Phong cho biết: Sau khi chuyển đổi, Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất vẫn như trước đây, có chăng là nâng cao hơn ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân. Khó khăn nhất hiện nay là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công ty xác định giá trị tài sản. Trước đây, khi còn là nông trường thì có thể vay vốn ngân hàng 5 – 7 tỉ đồng. Nay với số vốn điều lệ trên 2 tỉ đồng thì cũng chỉ được vay không quá số tiền đó, trở ngại cho việc đầu tư triển khai các dự án. Mặt khác, Nhà nước chưa có cơ chế chính sách đối với đất giao nhận khoán của các hộ công nhân khi chuyển trả về địa phương. Còn nếu thực hiện cổ phần hoá thì công ty chỉ còn nước giải thể vì không có xưởng chế biến, chỉ có trụ sở làm việc, 1 ô tô cũ và còn lại 20 ha đất mô hình chưa giao khoán. Hoạt động của Công ty CBSXDV Cửu Long cũng chưa có bước đột phá gì mới. Khu nhà dịch vụ của Công ty vẫn trong tình trạng vắng khách.

 

Khó khăn chung hiện nay của các công ty và các nông trường khi chuyển thành công ty là thiếu vốn và năng lực điều hành của cán bộ quản lý doanh nghiệp. Để sản xuất kinh doanh hiệu quả, theo ông Vũ Văn Hậu, Nhà nước đã có cơ chế chính sách, cần sự nhạy bén, linh hoạt của những người đứng đầu và sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan chức năng.

 

                                                                              

                                                                         Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục