Trong hai năm 2008-2009, Sơn La đã triển khai dự án quốc tế “Chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm, nuôi trồng và chế biến nấm” tại tỉnh Houaphan, Lào, thực hiện Nghị định thư về hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .

 

Đến nay, nghề trồng nấm của người dân tỉnh Houaphan được đánh giá là một nghề đánh thức cơ hội làm giàu, mở ra hướng đi mới cho bà con nơi đây, giúp Houaphan “thay da đổi thịt” từng ngày.

Nấm “lan rộng” tại Lào

Với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ hơn 2,1 tỷ đồng để triển khai dự án “chuyển giao công nghệ sản xuất, nuôi trồng và chế biến nấm cho tỉnh Houaphan,” Trung tâm sản xuất và chế biến nấm đã được xây dựng tại bản Chin Càu, huyện Sầm Nưa, tỉnh Houaphan.

Đến tháng 5/2009, Trung tâm bắt đầu đi vào sản xuất giống nấm và nuôi trồng nấm thương phẩm dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La.

Ông Tạ Đình Đăng, Giám đốc Xí nghiệp sản xuất giống nấm - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La cho biết từ tháng 5/2009, cơ sở vật chất của trung tâm sản xuất nấm tỉnh Houaphan đã sản xuất được giống nấm sò, nấm mộc nhĩ và nấm rơm.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La đã triển khai chuyển giao công nghệ nhân giống nấm gốc của ba loại nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm rơm; sản xuất 7 tạ giống nấm các loại, nuôi trồng trên 2 tấn nấm ăn thực phẩm sạch cho nhân dân các bộ tộc Lào trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, Sơn La đã chuyển giao thành công công nghệ nhân giống, sản xuất, nuôi trồng và chế biến bốn loại nấm là nấm sò, mộc nhĩ, nấm rơm và nấm mỡ cho tỉnh Houaphan.

Trong hai năm qua, Trung tâm Chin Càu đã sản xuất được 410 tuýp giống nấm các loại, 408 chai giống nấm cấp 2 các loại, 1.826kg giống nấm cấp 3 các loại, sấy khô 32kg nấm sò khô, 125kg mộc nhĩ khô, chế biến 30 lọ nấm rơm muối, 40 lọ nấm mỡ…

Từ thành công tại tỉnh Houaphan, nghề sản xuất nấm đang được nhân rộng trên đất Lào. Tỉnh Oudomxai đã bước đầu triển khai chuyển giao công nghệ nhân giống nấm gốc (nguyên bản) của ba loại nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm rơm, quy trình sản xuất nhân giống cấp 1, 2, 3; sản xuất 7 tạ giống nấm các loại, nuôi trồng trên 2 tấn nấm ăn làm thực phẩm sạch cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Nghề trồng nấm thực sự đã trở thành hướng đi đầy triển vọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Lào.

Khoa học công nghệ - chìa khóa thành công

Trồng nấm là một trong những nghề mới trong sản xuất nông nghiệp và đang được triển khai khá rộng rãi ở Việt Nam hiện nay. Hiện tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu sản xuất trong nước đạt trên 150.000 tấn/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 40 triệu USD/năm.

Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu sử dụng các phụ phẩm của ngành nông-lâm nghiệp, phế phẩm sau khi sản xuất nấm được tận dụng sản xuất phân bón vi sinh góp phần cải tạo đất, bên cạnh đó kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng và chế biến nấm đơn giản dễ tiếp thu và ứng dụng.

So với các ngành kinh tế khác, với vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn ngắn hơn so với các sản phẩm nông nghiệp khác, nghề trồng nấm đã nhanh chóng phát triển tại Sơn La.

Hiện nay, Sơn La đã cung ứng ra thị trường từ 150-200 tấn nấm thực phẩm/năm, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp, làm tăng giá trị trên diện tích đất nông nghiệp.

Trồng nấm là nghề không những giúp người dân tỉnh Sơn La thoát nghèo mà còn giúp người dân nước láng giềng Lào cũng vươn lên làm giàu. Ông Lò Văn Na - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La khẳng định việc chuyển giao công nghệ nuôi trồng và chế biến nấm tại tỉnh Houaphan là một trong những giải pháp quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp-nông thôn cho tỉnh Houaphan, tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế vùng biên giới hai nước Việt-Lào.

Cũng theo ông Na, bước đầu các sản phẩm nấm đã được Lào đánh giá cao do phù hợp với thị hiếu và tập quán sinh hoạt của người dân và điều kiện tự nhiên của Houaphan nói riêng và Lào nói chung./.

                                                                                  Theo TTXVN

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục