Giá thủy hải sản tại các chợ ở TPHCM tăng cao.

Giá thủy hải sản tại các chợ ở TPHCM tăng cao.

Nếu những tháng tiếp theo, giá tăng dồn nén sẽ có tác động mạnh đến đời sống và theo quy luật, việc tăng giá sẽ mạnh mẽ hơn từ đầu quý IV gây áp lực cho CPI

 

Sau nhiều tháng tương đối ổn định, giá cả hàng hóa trên thị trường bắt đầu nhấp nhổm tăng. Tại TPHCM, hệ thống phân phối sẽ tiếp nhận giá mới từ cuối tháng 8, đầu tháng 9, trong khi ở Hà Nội, việc tăng giá dự kiến chậm hơn khoảng 1-2 tuần.

 
Tăng sớm so với quy luật
 
Theo PGS-TS Ngô Trí Long, Viện Khoa học Thị trường Giá cả, trong bối cảnh hội nhập, việc tăng tỉ giá hối đoái có tác động khá lớn đến giá cả thị trường. Trước tiên, các mặt hàng nhập khẩu sẽ trực tiếp tăng giá. VN có hiện tượng đô la hóa nên tác động của việc điều chỉnh tỉ giá có thể mạnh mẽ hơn khi người bán các mặt hàng nhập khẩu tự động quy đổi USD ra đồng nội tệ.
 
Điều chỉnh tỉ giá lên khiến VNĐ mất giá, làm tăng chi phí đầu vào đối với các doanh nghiệp (DN) khác. Ngoài yếu tố điều chỉnh tỉ giá hối đoái, hiện tượng tăng giá vừa qua còn có nguyên nhân từ tăng giá lương thực, thương lái thu mua gạo với giá cao để xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là mặt hàng thiết yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nên tác động ngay đến mặt bằng giá chung.
 
Ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ phó Vụ Thống kê Thương mại, dịch vụ giá cả - Tổng cục Thống kê, dự báo CPI tháng 9 sẽ tăng cao hơn nhiều so với mức tăng 0,23% của tháng 8.
 
Bởi vì thời điểm chốt số liệu tính CPI hằng tháng là ngày 15. Cuối tháng 8, giá nhiều mặt hàng đã có mức tăng cao hơn 15 ngày đầu tháng 8. Tiếp theo sẽ có sự tăng giá của các mặt hàng bánh kẹo, đường do vào vụ Tết Trung thu... “Mỗi thứ cộng vào một ít, cùng với việc điều chỉnh tỉ giá sẽ tiếp tục đẩy giá cả hàng hóa tăng lên” - ông Thắng lý giải. Theo ông Thắng, đợt tăng giá này diễn ra khá sớm so với quy luật nhưng không phải bất thường vì mức tăng chưa cao.
 
Quý IV, áp lực sẽ lớn hơn
 
Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh tỉ giá sẽ giúp thị trường ngoại hối lấy lại cân bằng, dự trữ ngoại hối không giảm thêm và Ngân hàng Nhà nước không phải bơm USD ra bình ổn thị trường. VNĐ xuống giá cũng giúp cân đối hơn xuất nhập khẩu theo hướng thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu...
Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất hiện nay là hiện tượng tăng giá theo kiểu “té nước theo mưa”.
 
Theo PGS-TS Ngô Trí Long, tâm lý “nước lên thuyền lên”, khi giá hàng nhập khẩu tăng sẽ khiến hàng trong nước cũng tăng theo. Mấy tháng gần đây, giá tiêu dùng tăng thấp nên đợt tăng giá này cảm thấy chưa ảnh hưởng lớn. Nếu những tháng tiếp theo, giá tăng dồn nén sẽ có tác động mạnh đến đời sống và theo quy luật, việc tăng giá sẽ mạnh mẽ hơn từ đầu quý IV và gây áp lực cho CPI.
 
Ông Nguyễn Đức Thắng cũng cho rằng điều đáng lo ngại nhất là lạm phát tâm lý, các mặt hàng bị tác động rất ít từ tỉ giá cũng đang tăng giá bán. Để không có tác động lớn đến đời sống, Nhà nước cần có các biện pháp tài chính, tiền tệ, thương mại đồng bộ và quản lý thị trường tốt.
 
Các địa phương cần chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cần thiết để bình ổn giá, sẵn sàng đưa hàng hóa đến những nơi giá tăng đột biến, tránh sốt giá cục bộ.
 
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, người có thâm niên công tác trong ngành thương mại, cho rằng mặt bằng giá đang ở mức rất cao, cần kéo xuống cho phù hợp với mức thu nhập và sức mua của người dân...

Giá rau củ, thủy sản... tăng mạnh

Khảo sát tại các chợ TPHCM cho thấy thực phẩm tăng giá nhiều nhất là cá đồng; kế đến là cá biển, hải sản và rau củ quả. Giá cá lóc đồng từ 60.000 đến 70.000 đồng/kg, tôm đất loại 2 giá 120.000 đồng/kg, cá rô 60.000 đồng/kg, cá kèo 160.000 đồng/kg, cua đồng 50.000 đồng/kg. Các loại cá biển cũng đồng loạt tăng giá mạnh như cá bống đục 85.000 đồng/kg, cá nục 35.000 đồng/kg, mực ống 90.000 đồng/kg.

Tương tự, nhiều loại rau củ quả cũng đang tăng giá đột biến. Giá nhiều loại rau củ quả hiện đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái đến 30% (khoai tây Đà Lạt (củ lớn) giá tới 38.000 đồng/kg, cần tây 35.000 đồng/kg, rau mồng tơi 10.000 đồng/kg, cải bẹ xanh 15.000 đồng/kg, mướp hương 10.000 đồng/kg, xà lách xoăn 25.000 đồng/kg, xà lách búp 40.000 đồng/kg, hành tím 35.000 đồng/kg, tỏi 65.000 đồng/kg...

Một số tiểu thương ở chợ Tân Định, quận 1 nêu lý do rau tăng giá là do đang vào thời điểm mùa mưa, nhà vườn tốn nhiều công hơn trong việc chăm sóc và thu hoạch, bảo quản, cộng với nhu cầu tiêu thụ tăng cao (thường tháng 7 âm lịch, nhu cầu ăn chay của người tiêu dùng tăng cao).

 Theo giới kinh doanh, thương lái là người quyết định giá cả lên xuống theo thị trường. Việc giá các loại thực phẩm tăng cao trong thời gian này ngoài những lý do nhiều loại thực phẩm đang trong thời kỳ hiếm hàng do thời tiết, dịch bệnh... nhưng không loại trừ khả năng bị làm giá để “móc túi” người tiêu dùng.

 

                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục