Nhóm NNHC xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cung ứng rau, củ quả cho thị trường thủ đô.

Nhóm NNHC xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cung ứng rau, củ quả cho thị trường thủ đô.

(HBĐT) - Nhiều mặt hàng rau, củ, quả trồng trên đồng đất huyện Lương Sơn đã có mặt tại các cửa hàng, siêu thị lớn ở Hà Nội. Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của một huyện vùng kề Thủ đô đã hình thành, phát huy hiệu quả nhờ việc tìm kiếm, mở rộng thị trường.

 

Mô hình rau ngót ở các xã vùng Nam của huyện như Tân Thành, Trung Sơn xuất hiện vài năm trở lại đây đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Với kỹ thuật trồng bằng hom, phương pháp trồng mau, cắt đốn, người trồng rau ngót được thu hái rau gần như quanh năm, giá trị kinh tế có thể đạt tới 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng/sào. Ngoài đáp ứng nhu cầu thị trường tại chỗ, rau ngót các xã Tân Thành, Trung Sơn còn cung ứng cho thị trường thành phố Hoà Bình. Đặc biệt là đã có nhiều thương lái tìm về tận vườn thu mua rau chuyển đi tiêu thụ tại Thủ đô.

 

Tại 4 xã Tân Vinh, Nhuận Trạch, Hợp Hoà, Cư Yên chủ yếu trồng lặc lày – một giống cây thực phẩm đặc sản của vùng. Ông Nguyễn Duy Tiến, nông dân  xóm Suối Cốc, xã Hợp Hoà cho biết: Cùng với trồng một số rau màu khác, bà con trong xóm trồng lặc lày với diện tích hàng chục ha. Thực tiễn sản xuất cho thấy, đây là cây trồng có giá trị kinh tế khá, việc tiêu thụ lại thuận lợi bởi sản phẩm hàng hoá làm ra đến đâu bán hết đến đó. Đôi khi việc cung không đáp ứng đủ cầu do một số cửa hàng rau, củ quả, khách sạn, nhà hàng  trong huyện và Hà Nội nhận đặt mua với số lượng lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng lặc lày vào khoảng trên 70 ha, riêng xã Cư Yên, trồng được 30 ha, xã Nhuận Trạch trồng trên dưới 20 ha.

 

Hướng tới một nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, xanh, sạch và bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được triển khai tại huyện với sự tài trợ của tổ chức ADDA (Đan Mạch), sự giúp đỡ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và trường Cao đẳng Nông nghiệp & PTNT Bắc Bộ. Cũng từ đây, hàng trăm nông dân các xã, thị trấn trong huyện đã được đào tạo theo chương trình nông nghiệp hữu cơ, được vận dụng vào thực tiễn đồng thời với việc sản xuất ra các hàng hoá nông sản tuyệt đối an toàn cho người sử dụng, bảo vệ sức khoẻ con người, đem lại thu nhập bình quân từ 200 – 220 triệu đồng/ha/vụ. Tiêu biểu như nhóm sở thích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của chị Hoàng Thị Oanh, xóm Đầm Đa 1, xã Hợp Hoà trồng bắp cải đạt năng suất 1,5 tấn/sào, thu nhập bình quân đạt 400 triệu đồng/ha/vụ. Nhóm anh Nguyễn Văn Sơn ở xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch trồng cà chua cho năng suất 1,5 tấn/sào, cho thu nhập bình quân 416 triệu đồng/ha/vụ, mỗi năm trồng từ 2 – 3 vụ.

 

Ông Đỗ Viết Liêm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương Sơn cho biết: ba năm qua, các nhóm  đã sản xuất ra nhiều sản phẩm hữu cơ như cà chua, bí cô tiên, măng, bưởi, nhãn, luồng, rau các loại. Các nông sản hầu hết bán tại ruộng, chợ trung tâm huyện và Hà Nội. ước tính, bình quân mỗi ngày cung cấp cho thị trường trong huyện khoảng 100 kg, thị trường Hà Nội khoảng 150 kg. Hiện nay có 2 doanh nghiệp đến từ Thủ đô là Công ty Ecomar và Công ty Agro Việt Linh đã ký hợp đồng thu mua sản phẩm với giá mua bình quân 10.000 đồng/kg. Hội chợ Nông nghiệp hữu cơ cuối tuần tại Siêu thị Big C, Hội chợ Nông nghiệp tại số 2 đường Hoàng Quốc Việt, khu tập thể Trung Tự và số 16 đường Thuỵ Khuê là những nơi thuộc tiêu thụ mạnh sản phẩm Nông nghiệp hữu cơ cho địa phương.

 

Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường nông sản ở Lương Sơn vẫn còn gặp không ít khó khăn do sản xuất trên vùng đất tận dụng canh tác là chính, hàng hoá cung cấp cho thị trường Thủ đô còn khiêm tốn so với nhu cầu. Theo ông Nguyễn Mạnh Hình, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, đây là triển vọng, hướng đi tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tới đây, nếu quy hoạch tổng thể, phân vùng sản xuất nông nghiệp của huyện được phê duyệt sẽ tạo bước ngoặt giúp ổn định quỹ đất dành cho sản xuất, là cơ sở hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung và nhân rộng các mô hình nông sản của địa phương.

 

                                                                         Bùi Minh

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục