(HBĐT) - Cuối năm, tôi xuôi về các xã Hợp Thành, Hợp Thịnh rồi lại ngược về các xã Dân Hạ, Mông Hóa, Phúc Tiến, Yên Quang (Kỳ Sơn) chỉ để xem cảnh sắc và con người nơi đây chuẩn bị đón xuân thế nào. Mấy hôm nay, trời rét đậm, những nơi tôi đến vẫn đồng đất ấy, vẫn con người đấy nhưng tất cả dường như được khoác lên màu áo mới. Trên những cánh đồng mùa nối mùa, vụ nối vụ, những KCN, cụm công nghiệp mọc lên tạo cho Kỳ Sơn diện mạo mới, tầm vóc mới.

 

Kỳ Sơn là huyện nằm giữa 2 vùng kinh tế động lực của tỉnh  (Lương Sơn và TPHB), lại có lợi thế nằm trên trục đường giao thông chính QL6, thêm vào đó sắp có tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB, nên mấy năm gần đây, Kỳ Sơn được biết đến là huyện có nhiều thế mạnh trong phát triển KT-XH. ông Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn phấn khởi cho biết: Năm 2010, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn đã nỗ lực phấn đấu giành được những thành tựu đáng mừng trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, QP-AN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 12%. Trong đó nông - lâm nghiệp chiếm 35%; công nghiệp-xây dựng chiếm 37,8%; thương mại - dịch vụ chiếm 27,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,8 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,12%.

Để đạt được những kết quả trên, trong những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế theo thế mạnh của từng vùng. Trong SX nông - lâm nghiệp, thủy sản đã cơ bản hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương gắn với việc thực hiện các chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổng diện tích gieo trồng bình quân đạt 4.800 ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 13.000 tấn. Đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản được quản lý tốt, phát triển ổn định, tỷ trọng chăn nuôi tăng cao trong tổng giá trị ngành nông nghiệp và là nguồn thu nhập chính của nông dân. Kinh tế rừng mang lại hiệu quả thiết thực XĐ-GN, diện tích rừng trồng mới hằng năm đạt trên 500 ha, mật độ che phủ rừng đạt 52%. SX CN-TTCN phát triển mạnh với các nghề  chủ yếu là SX vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản, cơ khí, chổi chít, mộc... Đặc biệt, huyện đã hình thành 2 KCN Mông Hoá, Yên Quang và các cụm công nghiệp khác ở Phú Minh, Mông Hoá, Dân Hoà thu hút nhiều DN đầu tư các dự án lớn - nhỏ. Từ đó tạo cho Kỳ Sơn một diện mạo mới theo hướng CNH-HĐH, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Đến nay đã có 50 dự án đầu tư vào địa bàn huyện với tổng số vốn đăng ký 4.000 tỷ đồng. Các dự án tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: du lịch, chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, sản xuất gạch, ngói, hàng thủ công mỹ nghệ... Trong đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động SX-KD có hiệu quả, góp một phần không nhỏ vào NSNN và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động với mức thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/ tháng, tiêu biểu là Công ty CP chế biến lâm sản xuất khẩu Sơn Thủy, Công ty CP Hương Sơn, Công ty chế biến nông sản Thành Đạt, hay các dự  án du  lịch như: khu du lịch Thác Thăng Thiên (Dân Hoà), khu du lịch sinh thái và nhà vườn tại các xã Mông Hóa, Dân Hòa...

 

Nhìn lại chặng đường phát triển trong năm qua, ông Đinh Đăng Điện khẳng định: Năm cũ đã khép lại, trên cơ sở những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã đạt được, bước sang năm mới 2011, huyện Kỳ Sơn sẽ phát triển kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 16% vào năm 2015.

 

Một mùa xuân mới đang đến gần, tạm biệt Kỳ Sơn chúng tôi thầm chúc cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đón một năm mới với nhiều thành công hơn nữa trên chặng đường phát triển KT-XH và trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh.

 

 

                                                                                             Đồ Hà

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục