Sau khi chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường khoai lang ở 2 huyện Bình Tân, Bình Minh (Vĩnh Long), mới đây người Trung Quốc lại ồ ạt kéo đến huyện Bình Minh thuê đất trồng khoai. Theo đánh giá của các chuyên gia, về lâu dài việc này sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế địa phương…

 

Ồ ạt cho thuê đất

Theo nguồn tin riêng của PV Lao Động sáng ngày 14.7, đã có 46ha đất ở xã Thuận An (huyện Bình Minh) được người nước ngoài đến thuê để trồng khoai. Số đất này do một người tên Triệu Huy Vũ, cư ngụ tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai, có liên quan đến người Trung Quốc, thông qua một người dân ở địa phương làm trung gian đến liên hệ với nông dân trong xã thuê 46ha đất (chủ yếu là đất trồng lúa) để chuyển sang trồng khoai lang tím Nhật Bản, bao gồm 25ha ở ấp Thuận Phú C, 18ha ở ấp Thuận Tiến C và 3ha ở ấp Thuận Nghĩa A. Giá tiền thuê đất là 30 triệu đồng/ha/năm (2010), sau tăng lên 50 triệu đồng/ha/năm (2011). Ngoài ra, cứ mỗi hécta, bên cho thuê được trả thêm 10 triệu đồng chi phí cải tạo đất để trồng làm lúa trở lại khi không còn thuê đất trồng khoai. Tất cả đều là “hợp đồng miệng” và tiền thuê đất được trả trước 1 năm. Riêng người làm trung gian, được hưởng lợi 100 đồng/kg khoai – số khoai được tính khi thu hoạch và xuất khẩu sang Lạng Sơn.

Người Trung Quốc đang ồ ạt thuê đất ở xã Thuận An để trồng khoai.    Ảnh: T.L
Người Trung Quốc đang ồ ạt thuê đất ở xã Thuận An để trồng khoai. Ảnh: T.L

Việc người dân ở xã Thuận An, huyện Bình Minh ồ ạt cho thuê đất xuất phát từ nhiều lẽ. Thứ nhất, trước đây nhiều nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 3 triệu đồng/công, nhưng cho thuê đất có thể thu được khoảng 4,5 triệu/công. Thứ hai, nếu tự chuyển từ trồng lúa sang trồng khoai thì chi phí khá cao, khoảng 10 triệu đông/công, do vậy, nhiều người tỏ ra ngán ngại. Trong khi đó, người Trung Quốc thuê mướn nhân công với giá rất cao, 120.000 đồng/ngày; trả lương cho người giỏi kỹ thuật lên đến 5-6 triệu đồng/tháng.

Thậm chí, khi nông dân đòi tăng thêm quyền lợi khi cho thuê đất, người Trung Quốc cũng dễ dàng chấp thuận. Như trường hợp ông Năm Mừng (ấp Thuận Phú B) được trả trước 3 năm toàn bộ số tiền cho thuê đất, sau đó ông đã sắm được chiếc máy cày và dùng nó làm thuê cho người Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Khỏe (ấp Thuận Tiến C) cho biết, ngoài việc cho thuê 1ha trồng khoai, ông còn giới thiệu cho hàng trăm hộ khác đem đất cho thuê với diện tích lên đến vài trăm công. Theo tình hình này, chỉ vài vụ mùa nữa là bà con sẽ nhất loạt cho thuê toàn bộ số đất còn lại.

Hiện nay tại xã Thuận An có 14 nhà kho được cho mướn để chứa khoai, mỗi ngày có khoảng 200 lao động được thuê làm công việc lựa khoai, đóng thùng, đưa lên xe chở ra Lạng Sơn. Có 19 người Trung Quốc thuê nhà trọ tại xã Thuận An để làm công việc kiểm tra khoai, chờ xe đến chở đi.

Tiềm ẩn nỗi lo

Ông Võ Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Thuận An - cho biết: Cái khó nhất hiện nay là các hộ dân đều cho thuê đất theo kiểu tự phát, nên địa phương chưa thể thống kê chính xác diện tích đất cho thuê của từng hộ là bao nhiêu. Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bình Minh – cho biết: Trước mắt, việc người Trung Quốc đến thuê đất trồng khoai chưa thấy có dấu hiệu gì gây bất lợi cho nông dân.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, khi có được diện tích đất đủ lớn, người Trung Quốc sẽ thao túng cả vùng trồng khoai lang. Hiện tại, hơn 70% sản lượng khoai lang ở 2 huyện Bình Tân, Bình Minh đều xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 400 tấn/ngày. Bà Phan Thị Bé – Trưởng phòng Kinh tế huyện Bình Minh - xác nhận mối lo ngại nói trên, đồng thời nhận định: Về lâu dài, không chỉ người Trung Quốc thao túng toàn bộ đất trồng khoai, mà còn có khả năng thao túng đất trồng nhiều loại nông sản khác.

                                                   Theo LaoDong

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục