Năng suất thấp, giá thành cao, lại kém an toàn vệ sinh thực phẩm... Có thể nói trái cây VN không chỉ tự “làm yếu” sức cạnh tranh ngay trên sân nhà mà còn rước lấy nguy cơ bị “cấm cửa” trên trường quốc tế.

Trái cây Việt Nam: Đủ đường thua thiệt

Ngay cả hội thi trái ngon cũng phát hiện trái cây nhiễm dư lượng thuốc BVTV. Ảnh: L.T

Đó là lời cảnh báo mà các chuyên gia đã phát đi tại Hội thảo “Chuỗi giá trị sản phẩm VAC an toàn 2012” vừa diễn ra ngày 16.4 tại TP.Cao Lãnh.  

Tự làm hẹp ngay cửa rộng

TS Võ Mai - Phó Chủ tịch VACVINA - cho biết, trái cây là mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất thế giới với gần 103 tỉ USD/năm, cao hơn 10 lần so lúa gạo, cao su, càphê. Theo dự báo của FAO, nhu cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng; trong khi đó, khả năng sản xuất toàn cầu chỉ tăng 2,8%/năm. Với trên 776000ha cây ăn trái (riêng ĐBSCL 285.800ha) và có cả 4 loại trái cây được ưu chuộng nhất thế giới (dứa, xoài, bơ và đu đủ) VN rất có lợi thế “ăn nên làm ra” trên lĩnh vực này. Thế nhưng trên thực tế trái cây VN có vị trí khá khiêm tốn trên trường quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do những bất cập về giá thành, năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm... TS Võ Mai nhấn mạnh: “Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lên đến 30-40%, năng suất chỉ bằng 60% và giá thành cao 5-8 lần so một số quốc gia trong khu vực”... Đáng nói nhất là xoài, mặt hàng “ăn khách” của thế giới, giá thành của VN cao gấp 15 lần. Ngoài ra, có trên 90% hàng xuất khẩu phải mang thương hiệu của người khác... chỉ vì thiếu và yếu trong công tác xây dựng thương hiệu. Việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm trên sản phẩm trái cây cũng đang báo động... đỏ.

Thênh thang đường lên phía trước

ThS Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Thông tin (Sở NNPTNT Đồng Tháp) - cho rằng: “Chúng ta có rất nhiều cơ hội và hoàn toàn có thể cải thiện tình hình, nhất là với mặt hàng trái xoài”. Bởi theo ThS Tuyên, hiện VN có nhiều thuận lợi hơn so với Philippines cách đây 4 năm. Năm 2008, sản phẩm xoài của Philippines liên tục bị Úc, Nhật, Trung Quốc “cấm cửa” vì vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sau đó chính phủ nước này đã tập trung đầu tư trọn gói từ chăm sóc cho đến xử lý sau thu hoạch... nên đến 2010 trở thành quốc gia xuất khẩu xoài đứng hàng thứ 8 thế giới. Theo ThS Tuyên, để giải quyết vấn đề này, quan trọng nhất là cần có cơ chế kích thích. Tại Thái Lan, sau khi có chính sách, Cty P&E Techno đã chi 2.008.097 USD để trang bị máy xử lý hơi nước nóng để duy trì chất lượng xoài trước khi xuất khẩu. Nhờ đó mà Thái Lan trở thành quốc gia dẫn đầu xuất khẩu xoài vào Nhật. Thực tế ở Thái Lan cho thấy, sau khi đầu tư bản hướng dẫn tường tận từ cách gọt vỏ cho đến chế biến, Thái Lan đã vươn lên thành đệ tam anh hào thế giới về xuất khẩu xoài.

 

                                                            Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục