(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất của quê hương, trên địa bàn xã Thành Lập (Lương Sơn) đã xuất hiện không ít tấm gương thanh niên vượt qua khó khăn, làm giàu chính đáng bằng bàn tay, khối óc của mình, mang lại thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình chăn nuôi tổng hợp của đoàn viên Nguyễn Gia Tự là một trong những điển hình như thế.

 

Tốt nghiệp THPT năm 2000, đoàn viên Nguyễn Gia Tự, sinh năm 1982 tại xóm Sòng, xã Thành Lập đăng ký đi bộ đội. Sau 2 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh đã thực sự trưởng thành hơn. Với quyết tâm phải đi học tiếp để lấy kiến thức cho hành trình lập thân, lập nghiệp của mình, anh đã chọn khoa chăn nuôi, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Sau 4 năm miệt mài đèn sách, do chưa tìm được việc làm nên Nguyễn Gia Tự vừa tham gia các phong trào của xã, vừa phụ gia đình làm nông nghiệp. Chính trong thời gian này anh đã nhận thấy làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình không có gì khó, quan trọng là phải có ý chí, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Nguyễn Gia tự đã bắt đầu hành trình lập nghiệp của mình.

Tận dụng lợi thế đất nhà rộng năm 2007 anh bàn với bố mẹ vay tiền để đầu tư xây chuồng trại nuôi lợn, đào ao thả cá và nuôi ngan thịt. Bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là về kỹ thuật chăn nuôi nhưng bằng tinh thần vượt khó, Tự đã tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học. Ngoài ra, anh còn lặn lội tìm vào các trang trại trong và ngoài huyện để học tập kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ vậy, việc chăn nuôi của anh từng bước mang lại kết quả. Năm 2008, được sự giới thiệu của Công ty thức ăn chăn nuôi gia súc Thái Lan, anh đã nhận nuôi gà theo hình thức công ty đầu tư con giống, thức ăn chăn nuôi, KH-KT và thu mua đầu ra. Gia đình đầu tư chuồng trại, đất đai và công lao động.

Nhờ chịu thương, chịu khó, mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh ngày càng hoàn chỉnh và quy mô. Sau gần 5 năm phấn đấu bằng bàn tay, khối óc, đến nay, anh đã có 3 con lợn nái và vài chục con lợn thương phẩm. Mỗi năm xuất được khoảng 6 lứa với trên 4 tấn lợn thịt ra thị trường, thu nhập sau khi trừ chi phí cũng được khoảng từ 60-70 triệu đồng. Về nuôi gà, anh cho biết: trại gà của anh mỗi năm cũng xuất được khoảng 30 tấn gà,  sau khi trừ chi phí cũng thu được khoảng 150 triệu đồng/năm. Ngoài ra thu nhập từ nuôi cá, nuôi ngan và vườn tạp cũng cho anh mỗi năm khoảng 40 triệu đồng. Như vậy, tổng thu nhập mỗi năm của anh từ mô hình chăn nuôi tổng hợp khoảng 300 triệu đồng/năm.

Không chỉ là một ông chủ trang trại với mô hình phát triển kinh tế bề thế, đoàn viên Nguyễn Gia Tự còn là một cán bộ Đoàn nhiệt tình, năng nổ luôn được ĐV-TN tin yêu, mến phục. Với những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong việc chăn nuôi sản xuất. Tự luôn sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn về kỹ thuật cho nhiều thanh niên ở xã.

Tinh thần khắc phục khó khăn vươn lên chiến thắng đói nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình của đoàn viên Nguyễn Gia Tự ở xóm Sòng,  xã Thành Lập đáng được tuyên dương và nhân rộng.

                                                                      Trần Trang

                                                           (Đài TT-TH Lương Sơn)

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục