Do thời tiết thuận lợi, dự kiến các vụ lúa đông xuân và hè thu năm 2013 sẽ trúng mùa. Việc điều hành xuất khẩu (XK) gạo sao cho vừa có giá tốt vừa có nhiều hợp đồng, với số lượng lớn, đang làm đau đầu các thành viên trong tổ điều hành XK gạo.

 
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nhận định trong quý I/2013, tình hình XK gạo sẽ khó khăn hơn so với đầu năm 2012. Philippines và Indonesia đã tuyên bố không nhập khẩu gạo trong năm 2013. Các nước châu Phi do tồn kho nhiều nên sẽ chậm nhập khẩu trong năm tới.
 
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), nhờ sự gia tăng sản lượng lúa gạo ở châu Á nên những nước nhập khẩu không cần nhập để dự trữ nhiều như trước. Năm 2013, dự báo gạo thương mại toàn cầu sẽ đạt 37,5 triệu tấn (cao nhất từ trước đến nay). Thái Lan còn tồn kho 13 triệu tấn, nếu nước này XK mạnh thì sẽ gây áp lực lớn lên thị trường giá gạo thế giới. Nếu Việt Nam vẫn xuất gạo cấp thấp thì sẽ gặp phải sự cạnh tranh của Myanmar.
Dự báo trong năm tới gạo xuất khẩu sẽ khó khăn. Trong ảnh: Xuất khẩu gạo tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TẤN THẠNH

Về thị trường, năm tới Trung Quốc có thể sẽ nhập khoảng 2,5 triệu tấn gạo, bằng năm 2012. Malaysia đang tồn kho nhiều nên trong quý I tới chưa thể nhập gạo. Indonesia sẽ mua thêm không đáng kể. Còn Philippines, do chưa thể tự cung nên phải tiếp tục nhập khẩu. Do đó, việc XK gạo trong năm tới sẽ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhờ giá gạo Việt Nam hiện đã cạnh tranh được với giá gạo của Pakistan và Ấn Độ tại các thị trường Trung Quốc và châu Phi nên sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh XK gạo.

Dự báo, các vụ lúa năm  2013 sẽ trúng mùa, trong khi thị trường thế giới tiêu thụ chậm nên giá gạo XK sẽ giảm, ảnh hưởng đến giá lúa trong nước. Vì vậy, Bộ NN-PTNT kiến nghị sắp tới cần tăng tạm trữ lúa gạo. Theo đó, hộ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp, nếu có phương tiện và tự nguyện tạm trữ lúa gạo sẽ được hỗ trợ vay vốn không lãi suất.

Trước mắt, các hộ nông dân tại 4 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh thực hiện thí điểm tạm trữ lúa gạo. Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất lúa hoặc có ký hợp đồng trực tiếp với nông dân cũng được tham gia chương trình này. Theo kế hoạch, cả 2 vụ đông xuân và hè thu sắp tới toàn ngành sẽ tạm trữ 2,5 triệu tấn gạo. Nông dân tạm trữ lúa được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng trong thời gian tối đa 3 tháng. Số tiền vay bằng giá trị số lúa tạm trữ, theo đơn giá định hướng của Bộ Tài chính. Những doanh nghiệp mua tạm trữ lúa gạo cũng được  hỗ trợ 100% lãi suất tín dụng. 

 

                                                                              Theo Báo NLĐ

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục