Từ nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Từ nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

(HBĐT) - Cao Sơn là xã vùng cao của Đà Bắc. Dù chỉ cách xa trung tâm huyện 10 km nhưng địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi bởi khe núi. Đường giao thông đến các xóm còn nhiều khó khăn. Có xóm cách xa trung tâm tới 12 km mà người dân vẫn ví von lên được xóm Sưng thì phải sưng và mỏi hết cả hai đầu gối. Xã có diện tích tự nhiên trên 5.000 ha, trong đó, đất lâm trường đang quản lý 1.457 ha, đất phù hợp sản xuất nông nghiệp 860 ha, chiếm tỷ lệ 24,06%, đất sản xuất lâm nghiệp 2.100 ha, diện tích nuôi thủy sản 38,2 ha, đất phi nông nghiệp 268 ha, còn lại là đồi, núi đá.

 

Khi xưa, cả xã chỉ có 4 xóm là Sưng, Bai, Lanh, Tằm với 380 hộ. Năm 1982, xã tiếp nhận thêm một số hộ dân vùng kinh tế mới và dân chuyển lòng hồ thủy điện. Đến nay, xã có trên 1.000 hộ với 4.087 nhân khẩu. Là xã đặc biệt khó khăn, Cao Sơn được hỗ trợ nhiều chương trình, dự án đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá; hỗ trợ KH-KT, vốn phát triển sản xuất, cuộc sống người dân từng bước được cải thiện. Xã hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 1 (2001-2005). Chủ tịch UBND xã Triệu Phúc Thi cho biết: Nếu tính bình quân lương thực, người dân Cao Sơn không lo thiếu đói. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, mấy năm nay sản xuất của xã tương đối ổn định. Diện tích lúa toàn của xã có 105,4 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, ngô 651,2 ha, năng suất 55 tạ/ha, dong riềng 320 ha, gần 100 ha mía đường, 70 ha sắn, còn lại là rau, màu. Toàn xã có 570 con trâu, bò, hàng nghìn đầu lợn và gần 1 vạn con gia cầm. Người dân trong xã tự bỏ vốn trồng được 100 ha rừng. Dù vậy, cuộc sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Năm 2012, số hộ nghèo và cận nghèo của xã chiếm tới 68,8%. Đến nay, xã có 4 xóm đặc biệt khó khăn.

 

Chủ tịch UBND xã Triệu Phúc Thi cho biết thêm: Tìm lời giải cho bài toán xóa đói- giảm nghèo của xã thật nan giải. Diện tích đất rộng nhưng đất sản xuất lại không nhiều. Mặt khác, xã có số dân đông, hàng năm số lao động thiếu việc làm phải đi làm ăn xa từ 80-100 người. Nguồn sống chủ yếu của người dân trông vào sản xuất nông- lâm nghiệp và chăn nuôi. Nhưng lại phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản phẩm đầu ra luôn bấp bênh, tính toán chi phí hiệu quả không cao, nông dân không có vốn để đầu tư tái sản xuất. Về hạ tầng còn nhiều yếu kém do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Mặt khác, địa hình Cao Sơn chia cắt, độ dốc lớn, mỗi mùa mưa bão đã hư hại nền đường, mặt đường. Điều này làm nhiều tuyến đường trở lại như lúc chưa đầu tư rất khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa. Các công trình nước sinh hoạt tại các xóm đông dân như xóm Sơn Phú, Sèo, Nà Chiếu, Tằm thiếu nước và vệ sinh chưa bảo đảm cũng là khó khăn cho cuộc sống người dân. Lớp học xóm Sưng đã xuống cấp không bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, nhất là trong mùa mưa bão... Để góp phần vào XĐ-GN, trước mắt, xã mong muốn được Nhà nước đầu tư nâng cấp tuyến đường từ xóm Nà Chiếu đi xóm Sưng, đường xóm Lanh, xóm Giằng cải thiện điều kiện đi lại của người dân; mở đường từ xóm Tằm đến ngòi sông bến Lanh để tiện giao thương hàng hóa đường thủy. Về sản xuất, người dân thiết tha mong được Nhà nước hỗ trợ máy móc chế biến bảo quản ngô, sắn là những cây trồng chủ lực của xã; xây dựng cơ sở chế biến dong riềng để nâng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân.

 

 

                                                                   Hương Lan

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục