Khai thác, đánh bắt hợp lý với ngư cụ phù hợp giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ sông Đà. Ảnh: Khai thác cá tại Cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Khai thác, đánh bắt hợp lý với ngư cụ phù hợp giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ sông Đà. Ảnh: Khai thác cá tại Cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, ngành thủy sản tỉnh ta có tiềm năng mặt nước để phát triển, đồng thời tạo được lượng sản phẩm tập trung có giá trị cao. Với đặc điểm môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng, hồ chứa thủy điện sông Đà thuận lợi cho nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.

 

Trên địa bàn toàn tỉnh còn có hơn 500 công trình hồ chứa thủy lợi có thể tận dụng mặt nước để nuôi cá hồ chứa mang lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên, việc nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết, giá cả vật tư, con giống tăng cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, quản lý nuôi và khai thác thủy sản. Thêm vào đó, địa bàn quản lý rộng, diện tích nuôi thủy sản dàn trải khiến quá trình triển khai các hoạt động thủy sản gặp không ít trở ngại do thiếu nhân lực, phương tiện. Vốn để xây dựng, phát  triển, nhân rộng mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả bền vững chưa đáp ứng nhu cầu.

 

Hướng tới mục tiêu tăng dần giá trị thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trong quy hoạch thủy sản đã được UBND tỉnh phê duyệt có chỉ ra những giải pháp cụ thể: tổ chức giao khoán mặt nước lâu dài cho hộ, nhóm hộ, doanh nghiệp để khuyến khích đầu tư nuôi thủy sản. Song song với đó, xây dựng chính sách phù hợp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thủy sản ở các vùng nước lớn. ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến cả về giống, nuôi, bảo vệ nguồn lợi phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng đầu tư của nhân dân trong tỉnh. Về giống loài nuôi, tập trung sản xuất đủ lượng giống các đối tượng cá nuôi truyền thống phục vụ nhân dân. Đồng thời từng bước sản xuất giống thủy sản chất lượng cao để phát triển nuôi theo hướng công nghiệp ở các vùng nuôi tập trung. Về nuôi, chỉ đạo nuôi các loài cá truyền thống ở các mặt nước ao, hồ nhỏ, ruộng cấy lúa ở các hộ theo hướng bán thâm canh và bán thâm canh cải tiến. Tập trung nuôi thâm canh, bán thâm canh cải tiến các loài cá tra, rô phi, trắm cỏ ở các vùng nuôi tập trung và hồ chứa sông Đà, nuôi cá lồng bè để có hàng hóa với sản lượng lớn, từng bước mở rộng mô hình nuôi các giống loài thủy đặc sản của địa phương như ba ba, lăng, chiên, bỗng, dầm xanh... trong ao, lồng. Về giải quyết thức ăn cho nuôi thủy sản, đối với các hộ nuôi quy mô nhỏ và trang trại với nguồn vật tư sẵn có sử dụng công nghệ phối chế thức ăn đơn giản (máy nghiền trộn phục vụ tại chỗ). Khu vực ao, hồ, lồng nuôi tập trung nhu cầu cung cấp thức ăn lớn, chất lượng cao trên địa bàn cần tiến hành xây dựng nhà máy chế biến thức ăn phục vụ ngành nuôi và thủy sản. Tăng cường mở rộng khuyến ngư với nhiều hình thức đơn giản, dễ hiểu, kết hợp tuyên truyền, tập huấn, xây dựng các mô hình trình diện để nhân dân tiếp thu và thực hiện.

 

 

                                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục