Đến nay, các doanh nghiệp tại các KCN của tỉnh giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho gần 1 vạn lao động. Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Minh Trung (KCN Lương Sơn) kiểm tra sản phẩm cháo sen Bát Bảo trước khi xuất ra thị trường.

Đến nay, các doanh nghiệp tại các KCN của tỉnh giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho gần 1 vạn lao động. Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Minh Trung (KCN Lương Sơn) kiểm tra sản phẩm cháo sen Bát Bảo trước khi xuất ra thị trường.

(HBĐT) - Theo Văn bản số 2350, ngày 31/12/ 2008 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ta có 8 KCN được điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Theo đó, tháng 8/2009, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và 8 KCN đã lập, phê duyệt, tổ chức công bố quy hoạch chi tiết, tổng diện tích quy hoạch 1.672 ha. Trong đó, 7 KCN quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và KCN Lương Sơn quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000.

 

Từ đầu năm đến nay, BQL các KCN đã phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng thu hút và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án. Trong đó có 2 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 30 triệu USD và 3 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 381, 161 tỷ đồng. Với kết quả đó, đến nay, tại các KCN đã có 64 dự án đầu tư, gồm 16 dự án FDI, vốn đăng ký 366, 54 triệu USD và 48 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 7.585, 6 tỷ đồng. Hiện,  đã có 36 dự án đã đi vào hoạt động SX -KD gồm 11 dự án FDI và 25 dự án đầu tư trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt 1.500 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 30 triệu USD, nộp NSNN trên 70 tỷ đồng, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 8.444 lao động.

 

Tuy nhiên, đến nay, diện tích đất các nhà đầu tư thứ phát thuê mới chỉ 203,98 ha, chiếm khoảng 18% tổng số diện tích đất các KCN. Trong đó, KCN Lương Sơn 42,3 ha, KCN bờ trái sông Đà 31,34 ha, KCN Mông Hóa 23,8 ha, KCN nam Lương Sơn 12 ha, KCN Lạc Thịnh 9, 95 ha. Như vậy, chưa kể các KCN Yên Quang, Nhuận Trạch, Thanh Hà, diện tích đất có thể cho các nhà đầu tư thứ phát thuê tại các KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Lạc Thịnh còn tới 68, 8 ha. Thực tế đó cho thấy, việc lấp đầy các KCN của tỉnh đang là bài toán khá nan giải.

 

Đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng BQL các KCN cho biết: Để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung và các KCN nói riêng, từ năm 2006 đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định về thu hút đầu tư;  phát triển CN -TTCN; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đền bù GPMB để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; quy định về quản lý, khuyến khích đầu tư tại tỉnh; các giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh... Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư luôn được BQL các KCN quan tâm, chú trọng thông qua việc thực hiện tốt phương châm chăm sóc, hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư, dự án; cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về KT -XH, quy hoạch, đầu tư, các chính sách ưu đãi của tỉnh cho các nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát và thực hiện đầu tư; đẩy mạnh CCHC và công khai toàn bộ thủ tục hành chính; phối hợp với Hội đồng GPMB huyện, thành phố hỗ trợ, thúc đẩy nhà đầu tư hạ tầng tập trung GPMB tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN. Đến nay mới chỉ có KCN Lương Sơn đã đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I. Các KCN bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Lạc Thịnh đang triển khai thực hiện đầu tư một số hạng mục hạ tầng. Các KCN Yên Quang, Nhuận Trạch, Thanh Hà, nam Lương Sơn chưa triển khai đầu tư. Cùng  với những ảnh hưởng do suy giảm kinh tế lạm phát, mặt bằng lãi suất cao, Nghị định số 69 của Chính phủ ban hành làm cho chi phí bồi thường GPMB tăng dẫn đến xuất đầu tư cao, các công trình hạ tầng thiết yếu trong và ngoài hàng rào KCN chưa được đầu tư đồng bộ  là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó có thể “lấp đầy” các KCN.

 

Thực tế trên cho thấy, việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng vào các KCN trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN còn chậm so với quy hoạch đã được phê duyệt, thậm chí có chủ đầu tư ngừng hoặc không triển khai dự án như KCN bờ trái sông Đà  phải chuyển đổi từ Công ty CP Sông Đà Thăng Long sang chủ đầu tư mới là Công ty CP Thương mại Dạ Hợp. Hiện, BQL đang hỗ trợ chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục pháp lý và GPMB để tiếp tục triển khai đầu tư; KCN Mông Hóa, chủ đầu tư là Tập đoàn Sông Đà không triển khai thực hiện dự án... Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh chưa đáp ứng được cơ chế, chính sách phát triển các KCN. Công tác đền bù GPMB và tái định cư còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Công trình nhà ở cho công nhân và phục vụ các hoạt động công cộng khác chưa được đầu tư đồng bộ với phát triển các KCN, CCN. Các dịch vụ, tiện ích xã hội cho các doanh nghiệp chưa được đáp ứng và quan tâm đúng mức.

 

Như vậy, để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung và các KCN nói riêng không chỉ cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật; nguồn vốn; xúc tiến, thu hút đầu tư; GPMB, tái định cư; giá cho thuê đất mà còn chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực QLNN và đảm bảo ANTT.

 

 

 

                                                                    Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục