Bà con nhân dân xã Phúc Sạn (Mai Châu) cần nhiều hỗ trợ về hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bà con nhân dân xã Phúc Sạn (Mai Châu) cần nhiều hỗ trợ về hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

(HBĐT) - Xã Phúc Sạn cách trung tâm huyện Mai Châu khoảng 13 km về phía nam, là xã 135 thuộc vùng hồ sông Đà. Do có địa hình đồi núi dốc, dân cư phân bố không đồng đều, hơn nữa, sông, suối chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Toàn xã có 523 hộ và 2.076 nhân khẩu, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào cây luồng và khai thác thủy sản. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%.

 

Theo lãnh đạo xã Phúc Sạn, kinh tế trong những năm gần đây tuy được cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung quy mô phát triển còn nhỏ lẻ, manh mún. Nhân dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp, chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Cộng thêm từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết khí hậu khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp. Do đó, cho dù đã áp dụng tốt KH-KT vào sản xuất, song, năng suất lúa bình quân vẫn chỉ đạt khoảng 38 tạ/ ha. Cũng do, đặc thù diện tích đất sản xuất lúa không nhiều nên sản lượng cả xã mới chỉ đạt khoảng 64,6 tấn.

 

Theo tính toán của chính quyền xã Phúc Sạn, mặc dù có nguồn thu từ rừng như khai thác luồng, xoan, hoặc nuôi cá lồng và cá sông cùng tăng cường chăm sóc đàn gia cầm, gia súc. Cả xã hiện có tổng đàn gia súc gần 1.360 con và trên 2.800 con gia cầm. Ngoài ra, bà con còn duy trì và phát triển được trên 130 lồng cá. Nhưng theo tính toán của chính quyền xã, dù đã có những cố gắng nhất định những đời sống kinh tế chưa có hướng đi bứt phá.

 

Do nhiều khó khăn nên tính chung 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của cả xã đạt gần 7,3 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 47,8 %, so cùng kỳ tăng 6,1%. Trong đó, nông, lâm - ngư nghiệp và nuôi thủy sản đạt trên 4,7 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 46,6%; công nghiệp dịch vụ, thương mại và khác đạt trên 2,5 tỷ đồng,  so với kế hoạch đạt  50,2%. Thu nhập bình quân trên toàn địa bàn ước đạt khoảng 3,5 triệu đồng/người, tăng 6,1% so cùng kỳ.

 

Để đảm bảo cho đời sống phát triển kinh tế của người dân trong xã từng bước có những chuyển biến căn bản, bền vững trong thời gian tới, chính quyền xã tập trung chỉ đạo sản suất nông - lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao năng xuất, phát triển các mô hình kinh tế nh­ư mô hình nuôi lợn bản địa, nuôi cá, gà thả vườn, trồng rau sạch, trồng cam, quýt.

 

Đồng thời tuyên truyền đến nhân dân làm tốt phòng ngừa dịch bệnh, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm phát triển số l­ượng đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy - chữa cháy rừng. Thường xuyên tuần tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác buôn bán lâm sản trái phép, chỉ đạo nhân dân tiếp tục trồng rừng. Phấn đấu cuối năm 2014 đạt tổng giá  trị sản xuất khoảng 8 tỉ đồng trở lên, trong đó, giá trị nông, lâm,  thủy sản trên 5,4 tỷ đồng; công nghiệp dịch vụ - thương mại trên 2,5 tỷ đồng; lương thực bình quân đầu người đạt: 70 kg/người/năm trở lên và tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 3%/ năm.

 

 

 

                                                                            Hồng Trung 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục