HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm cho khoảng 30 lao động với thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm cho khoảng 30 lao động với thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh từng bước được quan tâm, nhất là việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã mang lại hiệu quả rõ nét, giúp người lao động có thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

 

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, trên địa bàn tỉnh hiện có 36 cơ sở dạy nghề, trong đó có 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề huyện, 22 cơ sở có chức năng dạy nghề. Hiện tại, các cơ sở dạy nghề công lập đã xây dựng các phòng học, xưởng thực hành, văn phòng và các công trình phụ đảm bảo đủ điều kiện đào tạo. Riêng các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện  có 7/10 trung tâm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thông qua Đề án 1956. 10/10 trung tâm được đầu tư trang thiết bị cho các nghề có trình độ sơ cấp như: điện dân dụng, may công nghiệp, tin học, hàn, sửa chữa xe máy, sửa chữa máy nông nghiệp, điện công nghiệp, thợ nề, chổi chít, điện tử, cơ khí hàn, cắt, máy lạnh và điều hòa, máy nông cụ, tăm hương. Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề  công lập cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập (doanh nghiệp, HTX) dạy nghề hình thức chủ yếu là kèm cặp truyền nghề, dạy nghề thường xuyên từ 1 - dưới 3 tháng với các nghề thủ công mỹ nghệ. Giáo viên phần lớn là thợ lành nghề. Ngoài ra, giáo viên tại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng được chuẩn hoá về chuyên môn đã qua bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

 

Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 17.000 lao động được đào tạo nghề, trong đó, lao động do các cơ sở dạy nghề của tỉnh đào tạo khoảng 11.000-12.000 lao động. Quá trình đào tạo, các cơ sở dạy nghề đã chú trọng lựa chọn các nghề đáp ứng yêu cầu xã hội, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Đối với đào tạo nghề theo Đề án 1956, 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm. Nhiều mô hình đạo tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả thiết thực như đào tạo các nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ ngành công nghiệp, dịch vụ (nghề may công nghiệp, may túi sách siêu thị). Sau đào tạo, 100%  học viên được các doanh nghiệp như Công ty GGS, Công ty May Việt - Hàn, Công ty May 3 - 2, Công ty TNHH Hùng Như... tuyển dụng vào làm việc với thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Nghề hàn do Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm (Bộ CHQS tỉnh) đào tạo. Sau đào tạo học viên đã được các công ty tuyển dụng với mức lương trung bình từ 4  - 5 triệu đồng/người/tháng.

 

Đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Với phương châm đào tạo nghề sát thực tế, xác định đầu ra, đào tạo theo nhu cầu của người lao động, 100% người lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đều có việc làm sau đào tạo, góp phần hình thành các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như trồng mía,  bí đao, rau sạch, su su, nấm, nuôi cá lồng... ở các huyện  Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn. Đặc biệt, với nghề trồng cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh), sau khi được học nghề nâng cao kỹ thuật được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, nhiều gia đình ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong  đã đầu tư phát triển vườn cam, trồng thành công loại bưởi da xanh, bưởi đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân thoát nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất  mình làm chủ. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề phụ, nghề truyền thống để tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, thành lập các tổ hợp sản xuất, HTX giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn như mô hình sản xuất mây- tre- giang đan, chổi chít, khâu nón, móc vòng ở các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Yên Thủy, Kỳ Sơn. Tiêu biểu như mô hình nghề thêu, dệt thổ cẩm tại HTX Vọng Ngàn (Tân Lạc), HTX dệt thổ cẩm, dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu), nghề chổi chít xuất khẩu tại huyện Kỳ Sơn...

 

 

 

 

                                                                                 Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục