Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịchUBND tỉnh kết luận cuộc họp.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịchUBND tỉnh kết luận cuộc họp.

(HBĐT) - Sáng 18/12, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp triển khai “ Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (Chương trình) với sự tham gia của các Sở NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, Y tế, GD-ĐT.

 

Chương trình có tổng kinh phí 225,5 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới là 200 triệu USD, vốn đối ứng 25,5 triệu USD được triển khai trong giai đoạn 2016-2020 nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững tới nước sạch và vệ sinh nông thôn tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT; các cơ quan chủ quản thành phần là : Bộ Y tế, GD-ĐT, UBND các tỉnh. Dự kiến mức phân bổ vốn cho tỉnh ta là  trên 12,3 triệu USD, trong đó vốn vay ngân hàng thế giới khoảng 11,4 triệu USD. Chương trình chú trọng tới kết quả đấu nối cấp nước cho người dân hưởng lợi. Hòa Bình là tỉnh đầu tiên được đoàn công tác của Bộ NN&PTNT, Ngân hàng thế giới, Trung tâm nước sạch Vệ sinh môi trường nông thôn, Ngân hàng thế giới  khảo sát triển khai Chương trình.

 

Sau khi nghe các ngành liên quan phát biểu, kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Chương trình đặc biệt chú trọng tới tính hiệu quả, trên cơ sở kiểm soát và quản lý chặt chẽ kết quả của đối tượng được hưởng lợi. Các sở, ngành chức năng cần khẩn trương chuẩn bị chu đáo, cụ thể các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao nhất, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư trên cơ sở đúng quy định hướng dẫn hiện hành, bảo đảm đúng thời gian, phù hợp với văn kiện và sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt, góp phần cải thiện chất lượng vệ sinh nước sạnh khu vực nông thôn của tỉnh.

 

 

 

                                                                     Lê Chung

 

 

Các tin khác


Thị trường nông sản: Nguồn cung hạn chế, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng

Giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết đi ngang, do nguồn cung vụ Hè Thu ở khu vực này chưa có nhiều. Gạo xuất khẩu tiếp tục ghi nhận sự tăng giá.

Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm, có 81.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng có tới 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn nhiều so với số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường chủ yếu do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, "khát” vốn, thiếu kinh phí đầu tư và khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng.

Tỷ giá nóng trở lại, khối ngoại bán ròng hơn 3.300 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán

Nhịp hồi phục của thị trường chứng khoán từ giai đoạn cuối tháng 4 tiếp tục được nối dài sang tháng 5. Mặc dù vậy, áp lực chốt lời đã xuất hiện khi chỉ số tiệm cận lại vùng kháng cự mạnh cùng với tỷ giá USD có dấu hiệu nóng trở lại theo đà tăng của chỉ số US Dollar Index (DXY).

Huyện Đà Bắc tăng cường bảo vệ và phát triển rừng

Với tiềm năng, lợi thế lớn, những năm qua, huyện Đà Bắc triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng để nâng cao thu nhập cho người dân.

Triển khai Nghị định số 12/2024/NĐ-CP của Chính phủ

Ngày 10/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 12/2024/NĐ-CP, ngày 5/2/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP, ngày 3/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Đến dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố…

Huyện Lương Sơn: Gắn kinh tế rừng với bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững (PTRBV), huyện Lương Sơn đã chú trọng công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới diện tích rừng. Từ định hướng đó, đời sống của một bộ phận người trồng rừng, sống gắn bó với rừng trên địa bàn huyện được nâng lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục