Với thành tích xuất sắc của mình, vận động viên Lê Thanh Tùng đã làm vẻ vang cho thể dục dụng cụ Việt Nam khi giành vé tham dự Thế vận hội mùa hè tại Tokyo (Nhật Bản). Hiện, vận động viên Lê Thanh Tùng đang miệt mài tập luyện để chuẩn bị chinh phục đấu trường Olympic tại Tokyo vào năm 2021.
Vận động viên Lê Thanh Tùng tích cực luyện tập để chinh phục đấu trường Olympic.
Theo vận động viên Lê Thanh Tùng (sinh năm 1995), mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp thể thao của anh là tấm vé tham dự Olympic đã trở thành hiện thực và giờ đây anh sẽ nỗ lực tập luyện để đạt được thành tích tốt nhất tại đấu trường này. "Được đại diện cho Tổ quốc thi đấu tại Olympic là niềm tự hào to lớn với tôi và tôi sẽ cố gắng hết sức để mang vinh quang về cho đất nước”, vận động viên Lê Thanh Tùng bộc bạch.
Chính vì vậy, sau khi giành được tấm vé chính thức dự Thế vận hội mùa hè tại Nhật Bản, Lê Thanh Tùng chưa bao giờ cho mình có một ngày nghỉ tập luyện. Ngay sau Tết Nguyên đán 2020, anh và các đồng đội của đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia đã bắt tay vào luyện tập tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, thời gian gần đây, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Trung tâm hoàn toàn "cấm trại", nên anh và các vận động viên khác đã chuyên tâm tập luyện, không tiếp xúc với người ngoài.
Cơ hội giúp cho Lê Thanh Tùng cũng như đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam nâng cao trình độ của mình, đó là sự xuất hiện của chuyên gia người Hàn Quốc - Cho Dong Sung. Tính đến thời điểm này, ông Cho Dong Sung là chuyên gia nước ngoài nổi tiếng nhất đến làm việc với đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam. Bản lý lịch chuyên môn của vị chuyên gia sinh năm 1948 này thực sự ấn tượng, trong đó nổi bật nhất là việc giúp học trò giành Huy chương vàng tại Olympic 2012 nội dung nhảy chống nam.
Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I, Tổng cục Thể dục - Thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Quốc Vinh cho biết, với bề dày kinh nghiệm, chuyên gia Cho Dong Sung được kỳ vọng sẽ mang đến cú hích mới về chuyên môn cho đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam cũng như với riêng Lê Thanh Tùng. "Chúng tôi luôn tin rằng đó là phương án tốt cho đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia sau một thời gian dài không có chuyên gia ngoại”, ông Hoàng Quốc Vinh nói.
Thêm một thuận lợi đối với niềm hy vọng "vàng” của thể dục dụng cụ Việt Nam, do Olympic Tokyo hoãn sang năm 2021, nên Lê Thanh Tùng có thêm thời gian để chuẩn bị và tập luyện. Huấn luyện viên đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia Trương Minh Sang bày tỏ sự lạc quan: Nếu Olympic 2020 vẫn diễn ra vào tháng 7-2020 như dự kiến, thì Lê Thanh Tùng khó có thể đạt mục tiêu vào nhóm 8 vận động viên hàng đầu nội dung nhảy chống. Đơn giản vì độ khó tại đấu trường Olympic đã nâng lên rất nhiều, nên dù có huấn luyện viên ngoại cũng cần thời gian để thích nghi. Việc Olympic Tokyo 2020 hoãn đến tháng 7-2021 đã tạo ra quỹ thời gian đủ để Lê Thanh Tùng tự tin có thể nâng cấp trình độ bản thân với sự dẫn dắt của chuyên gia Cho Dong Sung. Hiện tại, Lê Thanh Tùng đã có thể thực hiện các động tác kỹ thuật có độ khó cao trong thi đấu.
Huấn luyện viên Trương Minh Sang cũng cho rằng, sự xuất hiện của chuyên gia nổi tiếng thế giới Cho Dong Sung đang mang đến hiệu ứng tích cực trong tập luyện cho đội tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam cũng như Lê Thanh Tùng. Giờ chỉ còn là câu chuyện của thời gian, chờ màn trình diễn của Lê Thanh Tùng tại Olympic Tokyo sắp tới.
Theo HaNoimoi
Liên đoàn cử tạ thế giới (IWF) vừa cho biết sẽ đưa 7 tuyển thủ của đội tuyển cử tạ Việt Nam vào diện "giám sát đặc biệt” về doping, có thể phải kiểm tra đột xuất bằng nhiều hình thức khác nhau ở bất cứ thời điểm nào.
Đại dịch Covid-19 dù chưa qua đi nhưng rất nhiều quốc gia đã phần nào kiểm soát được tình hình lây lan, đây cũng là thời điểm tốt để thể thao thế giới lên phương án cho các kế hoạch trở lại trong tương lai gần.
(HBĐT) - Đối với người dân xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc), các môn thể thao dân tộc được xem là "món ăn tinh thần” tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Đặc biệt, đây là những trò chơi dân gian không thể thiếu trong những ngày đầu xuân mới và các lễ hội trong năm. Việc thúc đẩy phong trào thể thao dân tộc tăng tính đoàn kết trong Nhân dân, góp phần gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống.
(HBĐT) - Tập luyện thể dục, thể thao tại nhà không chỉ là xu hướng của người dân mà đó còn là sự lựa chọn phù hợp đối với các vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) thể thao trong mùa dịch Covid-19. Thay vì tập luyện tập trung, giờ đây, mỗi VĐV tập luyện trực tuyến tại nhà.
Chiều 16-4, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã thông báo kế hoạch tổ chức các giải đấu dự kiến nếu như dịch COVID-19 được kiểm soát và được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.