Từ 1/1/2021, các huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao sẽ được áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc thù mới, tăng thêm đến 240.000 đồng cho vận động viên có khả năng giành huy chương vàng so với quy định cũ.
Chế độ dinh dưỡng cao nhất là 640.000
đồng/người/ngày dành cho các vận động viên, được triệu tập vào các đội
tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng.
Theo quy định mới tại Thông tư số 86/2020/TT-BTC, kể từ ngày
1/1/2021 các huấn luyện viên, vận động viên, được triệu tập vào các đội
tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể
thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả
năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động
viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao nhất là 640.000
đồng/người/ngày.
Chế độ dinh dưỡng đặc thù mới này tăng thêm 240.000 đồng so
với mức chi áp dụng trong quy định cũ tại Thông tư 61/2018/TT-BTC ngày
26/7/2018. Danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ này theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thông tư cũng quy định rõ, Huấn luyện viên, vận động viên
được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội
Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được
hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày (tăng 190.000 đồng) trong thời
gian không quá 90 ngày.
Ttrong thời gian tập huấn ở trong nước, huấn luyện viên, vận
động viên có mặt thực tế tập trung tập huấn theo quyết định của cấp có thẩm
quyền được hưởng mức ăn cụ thể như sau: đối với đội tuyển quốc gia, đội tuyển
trẻ quốc gia là 320.000 đồng/người/ngày (tăng 30.000 đồng); đội tuyển cấp tỉnh,
ngành là 240.000 đồng/người/ngày(tăng 20.000 đồng) đội tuyển trẻ cấp tỉnh,
ngành là 200.000 đồng/người/ngày (tăng 25.000 đồng).
Các huấn luyện viên, vận động viên khi tập trung tập huấn ở
nước ngoài được hưởng chế độ bữa ăn hàng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết
giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Theo Baotintuc
(HBĐT) - Những năm gần đây, các công trình thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư, xây dựng đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân cũng như tổ chức các giải đấu. Đặc biệt, đã có sự xã hội hóa mạnh mẽ, xuất hiện ngày càng nhiều công trình TDTT do tư nhân đầu tư, nhất là các sân bóng đá mini.
Môn võ tổng hợp (MMA) đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực, châu lục và thế giới. Tại Việt Nam, phong trào tập luyện, thi đấu MMA cũng đang được mở rộng với vị thế ngày càng vững chắc.
Chiều 23-11, tại trụ sở Tổng cục Thể dục-Thể thao (Hà Nội) Ủy ban Olympic Việt Nam, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam và Công ty Cổ phần đầu tư Sen Nam Việt (Senavi) cùng ký thỏa thuận hợp tác về việc hỗ trợ việc làm cho các vận động viên sau khi nghỉ thi đấu.
(HBĐT) - Đặt chân đến một số miền quê thuộc huyện Tân Lạc và Kim Bôi, chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi trẻ em nơi đây được tiếp xúc, tập luyện và thi đấu bóng bầu dục – môn thể thao thi đấu đồng đội phổ biến tại Vương quốc Anh, Úc, New Zealand… Những năm qua, Dự án Pass It Back không chỉ góp phần đưa môn thể thao mới, lạ này đến gần với thanh, thiếu niên, tạo sân chơi rèn luyện sức khỏe lành mạnh, bổ ích mà còn trau dồi kỹ năng sống giúp các em thêm tự tin vượt qua các thách thức trong cuộc sống, tăng cường khả năng tự thích ứng và truyền lại điều đó cho cộng đồng.
(HBĐT) - Hàng ngày, nhà văn hóa các xóm tại xã Kim Lập (Kim Bôi) rộn rã tiếng cười nói, reo hò với từng đường bóng hay, đường cầu đẹp của các môn thể thao. Môn thể thao được người dân ưa thích là bóng chuyền hơi, dưỡng sinh và các môn thể thao dân tộc. Ở đây, người dân coi rèn luyện thể dục, thể thao (TDTT) như một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày.
Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội, Ban tổ chức SEA Games 31 đã thống nhất được khẩu hiệu cho sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á.