Olympic Tokyo 2020 là dấu lặng với thể thao Việt Nam bởi các tuyển thủ của chúng ta thất bại trong mục tiêu giành huy chương, bởi sự thua sút về thành tích của vận động viên (VĐV) Việt Nam so với VĐV của nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Singapore tại đại hội thể thao lớn nhất hành tinh. VĐV cầu lông Nguyễn Thùy Linh có hai trận thắng, Nguyễn Huy Hoàng bơi không tệ, Quách Thị Lan lọt vào vòng bán kết nội dung chạy vượt rào 400m nữ khá may mắn... Chừng đó là không đủ để làm hài lòng người hâm mộ thể thao nước nhà.


Sự khó chịu liên quan tới câu hỏi, xuất hiện từ nhiều năm qua chứ không phải mới đây, là tại sao nền thể thao được xếp trong tốp đầu Đông Nam Á tại các kỳ SEA Games gần đây như Việt Nam lại chật vật thấy rõ so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore ở những sân chơi lớn hơn như ASIAD, Olympic? Vấn đề liệu có phải chỉ do mức đầu tư thấp hơn họ, tài năng ít hơn hay còn nguyên nhân nào khác?

Tại Olympic Tokyo 2020, các VĐV Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia thi đấu đĩnh đạc ở một số môn như bóng bàn, cử tạ, taekwondo, bắn cung..., đặc biệt là cầu lông khi có nhiều VĐV tham gia ở các nội dung đơn, đôi và đủ sức chơi ngang ngửa với các VĐV hàng đầu thế giới của Trung Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, Hàn Quốc. Huy chương vàng môn taekwondo, cử tạ lần lượt của Thái Lan, Philippines là rất thuyết phục, và đây cũng chính là hai nội dung có VĐV Việt Nam thi đấu trực tiếp cùng họ.

Những gì diễn ra tại Tokyo một lần nữa gợi ý cho thể thao Việt Nam về việc xác định trọng điểm đầu tư để chuẩn bị cho các đại hội thể thao lớn như Olympic, ASIAD. Có thể chọn tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho những môn/ nội dung thi đấu Olympic, đặc biệt là những gì phù hợp với người Việt Nam, như cầu lông, bóng bàn, bắn cung, đấu kiếm, bắn súng, cử tạ... Đầu tư để tạo bước chuyển về nền móng cho các đội tuyển, nên tất yếu phải chăm lo cho công tác tìm kiếm và tuyển chọn tài năng trẻ, tổ chức huấn luyện, tập huấn, thi đấu... Việc không đơn giản, phải mất rất nhiều năm và công sức, tiền của thì mới có thể tạo ra những lứa VĐV đủ sức tranh tài một cách chững chạc tại ASIAD, Olympic. Nhưng chỉ có cách đầu tư bài bản thì mới mong thoát khỏi cảnh "tới Olympic để học hỏi là chính” hết lần này đến lần khác.


                                                                                 TheoHanoimoi

Các tin khác


Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa với thế giới ở đấu trường Olympic

Chiều tối 4/8, đoàn thể thao Việt Nam sẽ rời Tokyo về nước trên chuyến bay JL751 của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, kết thúc hành trình tại Olympic Tokyo 2020.

Olympic Tokyo 2020: Kỳ đại hội thể thao thân thiện với môi trường

Tại kỳ Thế vận hội này, Nhật Bản đặc biệt chú trọng tính bền vững và các yếu tố thân thiện với môi trường khi bục nhận huy chương được làm bằng nhựa thải tái chế, trong khi những tấm huy chương vinh quang được đúc bằng nguyên liệu từ những thiết bị, linh kiện điện thoại di động tái chế, và giường của các vận động viên được làm bằng bìa cứng.

Olympic Tokyo: Bán kết bóng đá nam hứa hẹn những trận cầu nảy lửa

Chiều ngày 3/8, trận bán kết đầu tiên giữa Brazil và Mexico sẽ diễn ra trên sân Ibaraki; trận bán kết còn lại giữa đội chủ nhà Nhật Bản và Tây Ban Nha sẽ diễn ra trên sân Saitama 2002.

Thể thao Việt Nam: "Khoảng cách với thế giới còn rất xa"

Đó là chia sẻ của ông Trần Đức Phấn - trưởng đoàn thể thao VN - khi trao đổi với Tuổi Trẻ về kết quả thi đấu của đoàn tại Olympic Tokyo 2020.

VĐV Quách Thị Lan dừng bước tại Bán kết 400m vượt rào nữ

Trong lượt chạy Bán kết 1 nội dung 400m vượt rào tối 2/8, vận động viên (VĐV) Quách Thị Lan đã cán đích ở vị trí 6/8, theo đó cô không đủ điều kiện để tranh tài tại chung kết của nội dung này.

Olympic Tokyo 2020: Bật mí món quà mà Thủ tướng Ấn Độ dành cho nữ VĐV Sindhu

Tay vợt cầu lông P.V. Sindhu đã trở thành nữ vận động viên đầu tiên của Ấn Độ giành 2 huy chương cá nhân tại đấu trường Olympic và cô đang mong tới cuộc gặp với Thủ tướng Narendra Modi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục