Vận động viên điền kinh Vũ Thị Hương
Ngay từ cuối năm ngoái, danh sách 62 tuyển thủ ở 22 môn và phân môn có khả năng giành huy chương cho thể thao nước nhà tại Ðại hội thể thao châu Á (ASIAD) 2010 đã được ngành thể thao xác định để đưa vào diện đầu tư đặc biệt. Có điều, đến tận bây giờ, điều khác biệt duy nhất dành cho các gương mặt xuất sắc này vẫn chỉ là việc chuẩn bị nâng chế độ dinh dưỡng thêm 80 nghìn đồng/người/ngày trong thời gian hai tháng, từ nguồn hỗ trợ của Ủy ban Olympic Việt Nam.
62 nhân tố chủ chốt
Dù số lượng VÐV Việt Nam dự ASIAD vào tháng 12 tới có thể lên 300, nhưng thực tế những hy vọng tranh chấp huy chương chỉ đặt vào 62 trụ cột của 22 môn, phân môn. Trong đó, những tuyển thủ đủ sức gánh vác mục tiêu từ bốn tới sáu HCV mà ngành thể thao đặt ra chỉ trên dưới 10 người.
Ðó chính là "bộ mặt đỉnh cao" của thể thao nước nhà, đã được tập hợp qua việc rà soát, đánh giá kỹ lưỡng từ các bộ môn để tạo thành một bản danh sách chung chính thức từ cuối năm ngoái. Ai cũng hiểu, muốn có thành tích tốt, đương nhiên phải sớm tập trung đầu tư tốt cho chính 62 mũi nhọn này. Lãnh đạo ngành Thể thao Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định chắc nịch chủ trương và quyết tâm đó để bảo đảm cho thành công của "chiến dịch" ASIAD, xóa đi nỗi buồn thất bát của kỳ Ðại hội bốn năm trước (khi đoàn Việt Nam chỉ giành được ba HCV). Thậm chí, một số tuyển thủ ưu tú hàng đầu còn được cam kết tạo điều kiện tối đa cho "xuất ngoại" sang những trung tâm tốt nhất thế giới tập huấn dài hạn.
Sáu tháng phí hoài
Từ bản danh sách và đường hướng tới thực tế cuối cùng lại là một khoảng cách quá xa, minh chứng cụ thể là việc 62 nhân tố ASIAD kể trên đã mất sáu tháng trời coi như chỉ tập luyện, rèn giũa mang nặng tính cầm chừng và nửa vời. Ngành thể thao đã sớm tập trung họ lên ÐTQG, hầu hết ngay từ tháng 1-2010, số ít muộn hơn cũng ngay sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, chương trình tập huấn vẫn chỉ dập khuôn theo nếp cũ. Vẫn hệt như những cuộc chuẩn bị cho SEA Games, nặng về số lượng đầu môn và VÐV chứ không có thêm bất cứ ưu tiên gì, từ dinh dưỡng, thuốc men, trang thiết bị dụng cụ, cho đến tập huấn, thi đấu cọ xát quốc tế...
Theo nhiều HLV, VÐV, sáu tháng vừa qua chỉ có thể xem là giai đoạn khởi động, giữ nhịp. Muốn cố gắng, tăng tốc sớm cũng không nổi, vì thiếu các điều kiện đi kèm. Ðó là một lề lối cũ, khi guồng máy chỉ thật sự chuyển động vài tháng trước đại hội. Một thực trạng đáng báo động, nhất là đối với những môn đòi hỏi quá trình tích lũy lâu dài, bởi thời gian chuẩn bị cho ASIAD chỉ còn bốn tháng.
Vũ Thị Hương, người được kỳ vọng mang về tấm huy chương đầu tiên cho điền kinh Việt Nam tại Á vận hội tới, là một thí dụ tiêu biểu. Mới đây, chị đã thất bại nặng nề tại giải Grand Prix châu Á, thành tích thua xa sức chạy bình thường của mình, văng ra khỏi nhóm giành huy chương ở cả ba vòng.
Vẫn chỉ là sự hỗ trợ
Có phần muộn màng, nhưng quyết định của Ủy ban Olympic Việt Nam trích gần 300 triệu đồng để nâng tiền ăn cho 62 tuyển thủ trọng điểm thêm 80 nghìn đồng/người/ ngày trong vòng hai tháng trước Ðại hội cũng là đáng quý, và góp phần tích cực vào việc chăm sóc cho những niềm hy vọng huy chương của thể thao nước nhà.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một vấn đề phụ, mang tính hỗ trợ chứ không phải là một giải pháp đầu tư đích thực. Việc hỗ trợ này chỉ xuất hiện hai tháng trước ASIAD (từ tháng 9) khi mà các tuyển thủ đã bắt đầu phải bước vào giai đoạn hoàn thiện, về đích, với nhu cầu và khả năng hấp thụ dinh dưỡng thấp. Quan trọng hơn, nâng dinh dưỡng không thể thay thế cho những yêu cầu quyết định về tập huấn, thi đấu cọ xát quốc tế, y tế thuốc men...
Thời gian không chờ đợi nữa. Hiện thực đang đòi hỏi việc triển khai ngay một kế hoạch hoàn chỉnh và thống nhất, với đầy đủ các biện pháp chuyên biệt đầu tư cho 62 tuyển thủ mang "sứ mệnh huy chương" ASIAD.
Theo ND
Chính huyền thoại Franz Beckenbauer cũng thừa nhận lợi ích từ chính sách trọng dụng các tài năng không mang dòng máu Đức thuần chủng đến hành trình ấn tượng vừa qua của đội nhà ở Nam Phi.
Kaka, Messi, Rooney, ba ngôi sao vốn được chờ đợi tỏa sáng trước ngày khai mạc giải, đều là những thủ lĩnh để lại sự tiếc nuối cho giới hâm mộ cũng như chuyên môn.
Trước thềm cuộc chiến sinh tử với Tây Ban Nha, HLV Joachim Loew không ngần ngại tiết lộ rằng lối đá tấn công đẹp mắt và sự di chuyển hợp lý là bí quyết giúp “xe tăng” Đức thành công tại World Cup 2010 cho đến giờ.
Đức và Tây Ban Nha lại tái ngộ ở bán kết World Cup 2010, một cuộc đấu giữa hai ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay. Bên cạnh đó, hai chân sút Klose-Villa cũng nỗ lực hết mình vì danh hiệu Vua phá lưới năm nay.
Xuất sắc cản phá một quả penalty, lên công về thủ đầy ấn tượng hay ghi những bàn thắng quyết định, những Casillas, Arne Friedrich và Thomas Mueller xứng đáng được tôn vinh.
Tay vợt số 1 thế giới Rafael Nadal tỏ ra vượt trội trước tay vợt số 12 thế giới Tomas Berdych trong trận chung kết và đã giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 6-3, 7-5, 6-4 để lần thứ 2 vô địch Wimbledon.